Hiện nay, hầm biogas ngày càng được nhiều hộ gia đình quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Vậy bình biogas composite là gì, cơ chế hoạt động ra sao? Chúng có ưu nhược điểm và lợi ích gì? Các loại hầm biogas phổ biến trên thị trường hiện nay là gì? Hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Hầm biogas là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?
Hầm biogas là nơi chứa đựng chất thải của phân các vật nuôi (như bò, heo, gà…) trong hầm này xảy ra hiện tượng phân hủy chất thải hữu cơ trong phân, từ đó sinh ra khí biogas. Cụ thể hơn, các chất hữu cơ và phân dưới tác động của các vi sinh vật trong môi trường hiếm khí sẽ được phân huỷ thành các chất hoà tan và chất khí.
Trải qua nhiều quá trình phản ứng, phần lớn các chất khí được chuyển hoá thành khí metan (CH₄) và khí cacbonic (CO₂). Một phần nhỏ những nguyên tố khác như nitơ (N), phốt pho (P)… cũng bị thất thoát qua quá trình phân huỷ, với khí này người dân có thể lấy để sử dụng trong sinh hoạt, đun nấu hằng ngày.
II. Hầm biogas có lợi ích gì cho chăn nuôi hiện nay?
Sức khỏe của người dân và vật nuôi cũng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, dịch bệnh. Vì thế, việc phòng chống mầm bệnh cho vật nuôi là điều cần thiết, điều này sẽ tránh làm thất thoát kinh tế cho người dân.
Nguồn gây nên mầm bệnh cho vật nuôi gần nhất chính là phân thải của chính vật nuôi, vì trong phân chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải phân của vật nuôi sẽ đem đến nhiều lợi ích cho hộ gia đình cũng như vật nuôi.
III. Ưu và nhược điểm hầm biogas
1. Ưu điểm nổi bật của hầm biogas làm từ vật liệu composite
- Tỷ trọng tương đối nhẹ, thuận lợi trong việc lắp đặt và di chuyển.
- Độ bền cao, có khả năng chịu được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường và thời tiết.
- Chống lại được sự ăn mòn của các hóa chất cực mạnh như muối, axit, bazo, kiềm… thích hợp với cả điều kiện địa hình ngập mặn.
- Dễ dàng lắp đặt ở mọi nơi, từ vùng trũng ngập nước đến vùng cao.
- Rất kín khí, khả năng tạo khí, chịu được áp lực cao nên lượng khí sinh ra nhiều và được nén lại trong hầm.
- Có thể tự động phá váng, tự động điều áp khí gas và tự động đẩy bã đã được phân huỷ ra khỏi hầm.
- Không mất nhiều thời gian tiếp nhiên liệu mà thời gian tạo khí lại rất nhanh.
2. Nhược điểm hầm biogas làm từ vật liệu composite
Nhược điểm lớn nhất của loại hầm biogas composite là chi phí lắp đặt cao và chỉ phù hợp với các hộ chăn nuôi có quy mô vừa. Người dân phải sử dụng theo kích thước có sẵn, không quyết định được kích thước hầm.
IV. Lợi ích của hầm biogas hiện nay
- Tránh mầm bệnh cho vật nuôi
- Thu được khí gas
- Tận dụng được nguồn phân bón, tiết kiệm chi phí mỗi tháng
- Giảm sức lao động cho người dân
- Giữ gìn được môi trường chăn nuôi xanh – sạch – đẹp
V. Kết cấu của bể biogas composite
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bể biogas composite sẽ có thiết kế sao cho phù hợp, một số loại bể thường được sử dụng hiện nay đó là: bể hình nón, bể hình tròn, bể dạng lắng…
Bể biogas composite gồm phần cốt và phần nền được làm từ những chất liệu riêng biệt, điều này góp phần tạo nên nhiều ưu điểm nổi trội cho bể biogas làm từ chất liệu composite. Mặt khác, chất thải công nghiệp ở các khu công nghiệp, nhà máy thường tồn tại nhiều hóa chất độc hại có khả năng ăn mòn rất mạnh. Do vậy, bể composite dùng tại đây không thể là loại bể thông thường vì tuổi thọ sử dụng không cao do bị ảnh hưởng bởi các chất ăn mòn, sau một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ gây nguy hiểm.
Vì vậy, khi triển khai lắp đặt bể composite cho nhà máy, khu công nghiệp thì đơn vị thi công thường sử dụng những chất liệu khác để tăng khả năng chịu lực, điều chỉnh nhiệt độ, chống ăn mòn… để có thể xử lý được chất thải công nghiệp.
Cấu tạo của bể composite gồm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn có nhiệm vụ riêng biệt.
- Ngăn thứ nhất (còn gọi là ngăn thiếu khí) là ngăn chứa nước thải, tại đây nước thải sẽ được xử lý nhờ vào các chất hữu cơ và khí nitơ.
- Kế đến là ngăn chuyển đổi với nhiệm vụ lọc các chất nguy hiểm, để chúng trở nên an toàn đối với môi trường và con người. Ngăn này gồm than hoạt tính và khí oxi có tác dụng làm tăng khả năng lọc nước.
- Sau quá trình lọc chất thải sẽ phân loại ra được một số lượng lớn chất cặn bẩn, lúc này ngăn lắng sẽ có nhiệm vụ dẫn bùn lắng về bể thiếu khí để xử lý. Trong trường hợp không thể xử lý vì quá ít thì ngăn này sẽ loại bỏ nhờ vào quá trình xử lý sinh học.
- Chất thải sau khi đã qua ba ngăn trên sẽ được dẫn vào ngăn thứ tư thực hiện quá trình khử trùng để không còn vi khuẩn.
- Lượng chất cặn còn lại thì được dẫn vào ngăn chứa bùn để tách bùn với nước, sau một khoảng thời gian sẽ tiến hành vét, dọn sạch để giúp cho bể composite có tuổi thọ sử dụng lâu hơn.
Để việc bảo dưỡng và khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn cũng như tăng tính hiệu quả cho quá trình xử lý chất thải, bên trong bể composite sẽ được tích hợp một số chất, phụ kiện như bùn, phụ kiện để bơm nước,…
VI. Các loại hầm bể biogas phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường cung cấp khá nhiều sản phẩm hầm bể biogas được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số loại hầm biogas được sử dụng phổ biến là:
1. Hầm biogas bằng gạch
Hầm biogas bằng gạch là loại hầm được xây dựng thủ công bằng các chất liệu như đá, gạch, xi măng, sắt thép… đây là mẫu hầm biogas xuất hiện từ rất sớm và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến hiện nay vì dễ dàng xây dựng, giá thành rẻ. Đồng thời loại hầm này có thể xây dựng theo kích thước phù hợp với quy mô chăn nuôi của người dùng.
Ưu điểm:
- Kích thước có thể tùy chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với số lượng vật nuôi. Điều này giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động phân hủy chất thải và tạo ra khí biogas phục vụ người chăn nuôi.
- Chi phí xây dựng rẻ, nguyên vật liệu dễ tìm mua, không tốn quá nhiều công sức.
Nhược điểm:
- Phương pháp xây dựng thủ công, không đạt được độ kín tuyệt đối, như vậy có thể làm cho khí biogas thoát ra ngoài môi trường và hiệu quả sinh khí không cao.
- Chất liệu là gạch, xi măng nên dễ bị hư hại theo thời gian, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hầm và quá trình phân hủy chất thải tạo ra khí biogas.
- Không có khả năng tự tách váng, vì vậy người chăn nuôi cần phải dọn dẹp váng định kỳ.
- Chỉ xây dựng cố định tại một vị trí, không thể di chuyển đến các địa điểm khác như một số loại hầm được làm từ nhựa HDPE hay composite.
- Lượng khí biogas tạo ra không cao và chất thải có thể thẩm thấu ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống.
2. Hầm biogas phủ bạt HDPE
Hầm biogas phủ bạt HDPE là loại hầm biogas phổ biến, được thi công và lắp đặt cho rất nhiều trang trại chăn nuôi có quy mô lớn vì nó mang đến hiệu quả xử lý chất thải, sinh khí biogas cao với chi phí lắp đặt rẻ.
Ưu điểm
- Đảm bảo độ bền, kín khí cho bể, giúp khí gas không bị thoát ra ngoài.
- Quá trình phân hủy và lên khí gas diễn ra nhanh chóng, khí biogas sinh ra nhiều.
- Có khả năng tự động phá váng mà không cần hớt váng thủ công.
- Việc thi công và lắp đặt diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, dễ vận hành và bảo trì trong quá trình sử dụng hầm bể biogas HDPE.
Nhược điểm
- Hầm biogas HDPE chỉ phù hợp xây dựng trên diện tích rộng và các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn, các hộ chăn nuôi nhỏ sẽ khó có thể xây dựng và lắp đặt.
- Dễ bị hư hỏng do những loài động vật gặm nhấm gây ra, thời gian sử dụng cũng chưa được tối ưu hóa.
3. Hầm biogas composite
Hầm biogas composite là loại hầm được làm từ chất liệu composite với sợi thủy tinh mang lại độ bền cao cho sản phẩm, có khả năng chống lại những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đồng thời đem đến hiệu quả kinh tế cao.
Ưu điểm
- Độ bền cao, chống lại được những lực tác động từ bên ngoài và không bị ăn mòn bởi axit.
- Tự động tách váng mà không cần dùng đến sức người.
- Có thể tháo dỡ và di chuyển để lắp đặt tại các vị trí khác một cách dễ dàng.
- Hầm bể biogas composite có độ kín tuyệt đối nên tạo ra lượng khí lớn, khả năng tạo khí cao và ngăn chặn tình trạng chất thải thẩm thấu ra ngoài làm ô nhiễm môi trường sống.
Nhược điểm: chi phí lắp đặt cao và chỉ phù hợp với những hộ chăn nuôi có quy mô vừa. Người dùng phải sử dụng theo kích thước có sẵn, không quyết định được kích thước hầm.
VII. Các câu hỏi thường gặp về hầm biogas
1. Chi phí xây hầm khí biogas
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và nguồn kinh phí cũng như số lượng vật nuôi mà những công ty sản xuất hầm biogas composite sẽ đề ra các mức giá tương ứng. Hiện nay, trên thị trường giá hầm biogas composite dao động trong khoảng từ 10 triệu – 20 triệu (đối với các loại bể có đường kính: 1m9, 2m25, 2m45, 2m9). Mức giá bể biogas composite trên đã bao gồm phí vận chuyển + lắp đặt + phụ kiện kèm theo.
Tuy nhiên mỗi công ty sẽ có mức giá khác nhau nên bạn có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị phù hợp.
2. Gia đình nuôi 10 con lợn có thể làm hầm biogas được hay không?
Chi phí xây dựng khá tốn kém, phải đòi hỏi thợ có chuyên môn cũng như chưa được tư vấn cụ thể về lợi ích, cách vận hành khí gas nên hầu như bà con thường chưa có nhu cầu xây hầm biogas.
Để hỗ trợ những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ (từ 5 đến 7 con), trên thị trường hiện nay đã có bán các loại hầm biogas với các kích thước khác nhau. Đây là loại hầm biogas bằng nhựa được cấu tạo bởi nhiều lớp, cứ một lớp bê tông lại xen kẽ với một lớp thủy tinh, đem lại sự bền bỉ, chắc chắn cho hầm khí.
3. Nên lưu ý gì khi xây hầm bể biogas?
Hiện nay, một số công ty chuyên nhập khẩu các dòng biogas từ Trung Quốc kèm chất lượng, không chỉ dễ hư hỏng, sinh khí ít mà đôi khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.
Vì thế, ngoài việc xác định quy mô chăn nuôi, chi phí thực hiện thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm đơn vị thi công – lắp đặt hầm biogas uy tín, giá cả hợp lý. Việc chọn một địa chỉ chất lượng, được khách hàng đánh giá cao, đưa ra các chế độ bảo hành tốt sẽ đảm bảo về độ an toàn khi vận hành, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
VIII. Cách chọn hầm bể biogas composite có kích thước phù hợp
1. Cách tính toán quy cách làm hầm bể biogas
Lượng khí sinh ra sẽ phụ thuộc vào khối lượng phân được đưa vào hầm để xử lý. Chẳng hạn với 1kg phân bò sẽ cho ra ra 20-35 lít khí, còn với 1 kg phân lợn sẽ cho ra khoảng 40-50 lít khí.
2. Công thức để tính kích thước của hầm biogas với trang trại khép kín
Thể tích của hố (m³) = số gia súc của trại x 0,03 x thời gian lưu trữ (30 ngày)
3. Công thức tính kích thước của hầm biogas loại gia đình:
Với lợn: Phân tươi/ngày x số lượng lợn x thời gian lưu trữ (60 ngày) x 3
Với bò: Phân tươi/ngày x số lượng bò x thời gian lưu trữ (60 ngày) x 2
Ví dụ: Một hộ chăn nuôi có 5 con lợn trên 60kg (mỗi con sản xuất 2 kg phân tươi/ngày).
Áp dụng công thức, ta có: 2 x 5 x 60 x 3 = 1800.
Như vậy, hầm biogas nên có kích thước từ 1,8 m³ đến 2 m³.
IX. Mua bình biogas ở đâu uy tín, chất lượng?
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tân Trường Thịnh là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu ngành các loại nhựa composite như sáp chống dính khuôn wax 8, gelcoat, thùng rác nhựa composite… uy tín hiện nay cũng như tư vấn thi công tàu thuyền composite. Với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, công ty luôn tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình với đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên sâu. Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng tại đây bởi tất cả sản phẩm tạo đây đảm bảo chất lượng cao với với giá cả ưu đãi cạnh tranh.
Qua bài viết trên, Tân Trường Thịnh đã cung cấp những kiến thức về hầm biogas mới nhất cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua bình biogas, hãy liên hệ hotline 0907 811 577 – 0378 478 494 hoặc tantruongthinh.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6