Thi công composite là quá trình ứng dụng các vật liệu composite trong việc bọc phủ các bề mặt, sản phẩm nhằm tạo ra lớp vỏ cứng và bền vững nhất. Hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu về quy trình, công dụng, tính ứng dụng của thi công bọc phủ composite trong bài viết dưới đây nhé!
Thi công composite – Tại sao cần đến bọc phủ composite?
Nhắc đến thi công composite, bạn sẽ được bước đến một lĩnh vực công nghệ vật liệu đang rất phát triển hiện nay, một giải pháp hiệu quả trong việc xây dựng, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.
Thi công composite như thế nào?
Bọc phủ, thi công composite là một phương pháp giúp bảo vệ, chống thấm và chống ăn mòn hiệu quả cho nhiều loại thiết bị khác nhau. Các ứng dụng phổ biến nhất của bọc nhựa composite trong cuộc sống hiện nay là bể chứa hoá chất, bể chứa nước thải, sàn nhà xưởng, nhà kho, hồ bơi, bồn xi măng, bồn trộn thực phẩm,… và những thiết bị trong môi trường chứa axit.
Tại sao chúng ta nên bọc phủ composite?
Bọc phủ composite được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống ngày nay. Vậy đâu là lý do khiến chúng ta nên sử dụng giải pháp này?
- Vật liệu nhựa composite có khả năng chống chịu lại các loại hoá chất cực kỳ tốt. Ngay cả với những loại axit mạnh như bazo cũng không thể bào mòn nhựa composite. Đây chính là lý do mà nhiều ngành công nghiệp như sản xuất hoá chất hay sử lý nước thải đã lựa chọn thi công composite cho các bồn chứa, bể chứa, sàn nhà,… công trình của mình để giúp kéo dài tuổi thọ các cấu trúc công trình một cách hiệu quả.
- Khi nhắc đến việc bọc phủ sàn nhà kho, bọc bể, ghép bể, bằng các giải pháp truyền thống như dùng PVC, PE hay PP sẽ gặp các vấn đề như nứt, gãy thì hiện nay nhựa composite là giải pháp tiên tiến với khả năng chống thấm, chống rò rỉ hoàn hảo. Bọc composite không sử dụng đường hàn nên tránh được sự rò rỉ và cấu trúc vững chắc của nó đảm bảo mang đến khả năng chống ẩm tốt. Vậy nên, vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi cả ở các công trình dân dụng lẫn những dự án lớn nhỏ khác nhau.
- An toàn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn thi công composite vào các thiết bị bởi nó không dẫn điện. Việc bọc phủ composite không chỉ làm cho các bể chứa hoá chất trở nên an toàn hơn mà nó còn giúp các thiết bị kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí.
- Việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị được bọc composite cực kỳ đơn giản. Khi vỏ bọc composite hỏng, bạn có thể sửa chữa ngay tại chỗ mà không cần di chuyển.
- Với khả năng xử lý tốt các bề mặt phức tạp và góc cạnh, nhựa composite thực sự mang đến sự đa dạng, tính linh hoạt. Đồng thời nhờ trọng lượng nhẹ và độ bền vượt trội, composite là sự lựa chọn lý tưởng cho việc vận chuyển hay sử dụng.
- Bọc phủ nhựa composite còn cho phép bạn thiết kế theo nhiều mẫu mã, màu sắc, kích thước khác nhau để tạo nên sự thẩm mỹ hoàn hảo cho công trình. Nhờ tính linh hoạt, vật liệu composite cũng có thể tạo ra những đường nét hoa văn phong phú, khiến cho công trình của bạn trở nên ấn tượng hơn.
Quy trình thi công bọc phủ composite đạt chuẩn
Sau khi nhận báo giá phủ composite của đơn vị thi công, họ sẽ tiến hành quy trình thi công composite bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu để phục vụ thi công bọc phủ composite
- Xác định vị trí bề mặt của công trình, sản phẩm cần thi công bọc phủ composite.
- Chuẩn bị đầy đủ những vật liệu cần thiết để phục vụ việc bọc phủ, đồ bảo hộ và tìm hiểu sẵn những biện pháp thi công.
Bước 2: Kiểm tra kỹ, vệ sinh sạch bề mặt cần thi công bọc phủ composite
- Tiến hành kiểm tra bề mặt cần bọc phủ composite, xem bề mặt đó là bề mặt phẳng mịn hay gồ ghề, có sạch sẽ hay không, có nhiều góc cạnh không.
- Vệ sinh thật kỹ bề mặt trước khi bọc phủ composite để gia tăng độ bám bền của vật liệu.
Bước 3: Phủ lớp lót trước khi dán các sợi thuỷ tinh
- Trộn lớp lót theo đúng công thức và bắt đầu thi công.
- Phủ một lớp lót mỏng lên bề mặt của sản phẩm cần bọc phủ composite.
- Sau khi phủ lớp thứ nhất, sẽ chờ đến khi nó khô hẳn thì hãy tiếp tục phủ lớp tiếp theo lên cho đến khi đạt độ dày của lớp lót yêu cầu đã đặt ra trước đó.
Bước 4: Dán sợi thuỷ tinh để phủ lên lớp lót
- Cắt các sợi thuỷ tinh theo đúng kích thước yêu cầu của thiết kế.
- Trộn nhựa nền cùng các sợi thuỷ tinh theo đúng tỷ lệ.
- Dán các sợi thuỷ tinh hoàn chỉnh lên trên lớp lót của bề mặt cần thi công.
Bước 5: Kiểm tra lại bề mặt trước khi tiến hành phủ composite lần cuối
- Kiểm tra kỹ bề mặt phủ xem có bị lồi lõm không, nếu có sẽ mài phẳng để thực hiện lớp lăn phủ composite mịn nhất có thể để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bước 6: Lăn phủ composite lần cuối để hoàn thành quy trình thi công composite
- Lăn phủ lần cuối màu sắc composite tùy chọn theo yêu cầu của khách hàng hoặc bản thiết kế.
- Trộn màu phủ phù hợp rồi lăn lên bề mặt thật đều tay.
Bước 7: Kiểm tra sản phẩm sau khi phủ xong và bàn giao
- Sau khi lớp cuối composite đã khô, nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại toàn bộ lần cuối và bàn giao cho khách hàng.
Tân Trường Thịnh là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các nguyên vật liệu nhựa composite cực kỳ chất lượng với mức giá tốt nhất. Với tiêu chí hàng đầu “Giá thành đồng hành cùng chất lượng tốt”, đội ngũ Tân Trường Thịnh khẳng định mang đến sản phẩm chất lượng an toàn, độ bền cao cho tất cả quý khách hàng.
Trên đây là chia sẻ, giải đáp về thi công composite cũng như quy trình bọc phủ composite chất lượng dành cho bạn đọc quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin thú vị liên quan đến ngành nhựa composite.
Xem thêm:
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6