Mỗi một giây trôi qua, trên thế giới lại có hàng ngàn, hàng tấn lượng rác thải bị con người thải ra môi trường trong đó có rác vô cơ, rác hữu cơ, qua đó, việc phân loại rác ban đầu sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc xử lý cũng như rút ngắn thời gian phân hủy hay tái chế. Vậy rác thải có bao nhiêu loại? Rác vô cơ là gì? Phân loại rác như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Tân Trường Thịnh dưới đây.
I. Phân biệt các loại rác
Rác hữu cơ: là tên gọi chung của những loại rác được tạo ra bởi các hoạt động của con người như sinh hoạt hàng ngày, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng…và có khả năng dễ dàng phân hủy. Nguồn chất thải hữu cơ gồm các thành phần hữu cơ bị thải bỏ, chẳng hạn như:
- Các loại phế thải nông nghiệp như: Rơm, rạ, thân, cành, lá cây…
- Các rác thải nguyên liệu công nghiệp như: Vỏ lạc, vỏ cà phê, bã mía…
- Phế liệu giấy, sợi…và phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
- Thức ăn thừa hoặc thực phẩm đã bị hỏng như: rau củ, trái cây, thịt, cá, trứng…
- Các chất phế thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.
Rác vô cơ: là tên gọi chung của các loại rác không thể hoặc khó có thể phân hủy và không thể tái chế để sử dụng lại. Rác vô cơ sau khi được thu gom và phân loại thì sẽ được chuyển đến các khu xử lý chôn lấp rác thải. Tuy nhiên, dù đã qua quá trình xử lý chôn lấp nhưng vẫn phải cần một thời gian rất dài thì rác vô cơ mới có thể tiêu hủy được. Một số loại rác vô cơ:
- Nilon, hộp nhựa PVC, nút chai nhựa.
- Sành sứ, thủy tinh, gỗ đá, gạch vỡ.
- Lốp xe đã qua sử dụng.
- Đồ dùng được làm từ cao su hay nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ.
- Pin, điện thoại, tivi hỏng…
Rác tái chế: Là tên gọi chung của các loại rác có thể đem đi tái chế để sử dụng lại và không nhất thiết phải vứt vào thùng rác. Ví dụ đơn cử như các vỏ lon kim loại, vỏ hộp giấy cũ… sau khi được tái chế thì sẽ có diện mạo mới và con người có thể sử dụng lại các đồ dùng này một cách dễ dàng.
II. Vì sao cần phải hạn chế tạo ra rác thải vô cơ?
Rác thải vô cơ rất khó để phân hủy và sự tồn tại của chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như các sinh vật sống. Có thể thấy rằng 1 chiếc túi nilon xả ra môi trường sẽ mất tới hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể tiêu hủy, 1 cục pin vứt đi trải qua mấy chục năm thì vẫn giữ nguyên hình dáng… vậy nên, cách tốt nhất là con người nên hạn chế tối đa việc tạo ra các rác thải vô cơ trong sinh hoạt hàng ngày và trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường sống cũng như bản thân mình.
III. Tác hại của rác vô cơ
1. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
Việc sử dụng tràn lan các loại đồ dùng, vật liệu xây dựng có nguồn gốc vô cơ sẽ khiến cho nguồn nguyên vật liệu cung cấp ngày càng cạn kiệt, khan hiếm. Đây được xem là bài toán khó trong việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
2. Gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu
Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên gỗ một cách tràn lan, triệt để đã dẫn đến nhiệt độ của trái đất ngày càng tăng cao, khí hậu biến đổi thất thường. Những nơi nắng nóng thì càng thêm gay gắt còn những nơi lạnh giá thì ngày càng buốt lạnh, khiến cho đời sống con người khắc nghiệt và khó khăn hơn rất nhiều.
IV. Cách xử lý rác thải vô cơ
1. Phân loại và thu gom riêng rác thải vô cơ
Để xử lý các loại rác được dễ dàng nhất, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phân loại rác thải. Bạn nên phân loại riêng rác vô cơ, rác hữu cơ và các loại rác có thể tái chế được. Để phục vụ việc này, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại thùng phân loại rác thải tại gia đình. Ngoài ra, ở các khu vực công cộng cũng nên lắp đặt các loại thùng rác ngoài trời được phân chia thành nhiều ngăn như 2 ngăn, 3 ngăn… để hỗ trợ người dân phân loại rác thải.
Các loại rác vô cơ nên được để riêng theo từng ngăn, cụ thể:
- Các loại vật liệu xây dựng đã qua sử dụng và không còn dùng tới nữa.
- Chai nhựa, vỏ bọc thực phẩm và túi nilon không thể tái chế.
- Các đồ dùng, thiết bị gia đình hư hỏng khác
2. Xử lý rác thải tại nơi tập kết
Các rác thải sinh hoạt, sản xuất sau khi được thu gom và phân loại sẽ được đem đến các khu xử lý rác thải chuyên nghiệp. Với rác thải vô cơ, có 2 hình thức xử lý phổ biến như sau:
- Chôn lấp: Rác thải vô cơ được tiến hành chôn lấp trong lòng đất để tiêu hủy, tuy nhiên thời gian để quá trình này diễn ra là khá lâu.
- Thiêu đốt: Rác thải được thiêu đốt tại các nhà máy xử lý, đốt rác chuyên nghiệp .
Cả 2 cách xử lý trên đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Bởi vậy, để bảo vệ môi trường một cách tối ưu, tốt nhất thì con người cần nâng cao ý thức của bản thân, hạn chế ít nhất việc sử dụng các đồ dùng bằng vật liệu vô cơ cũng như tạo ra ít rác thải vô cơ hơn.
V. Các biện pháp xử lý rác hữu cơ
1. Ủ rác sinh học
Đây là hình thức đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất để xử lý các loại rác hữu cơ. Cách làm này phù hợp với các cá nhân hay hộ gia đình có lượng rác thải hữu cơ lớn. Ngoài ra, hiện nay ở nông thôn, người dân còn áp dụng phương pháp này để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh để phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp.
2. Chôn lấp rác thải
Đối với biện pháp xử lý này, chất thải sẽ được lưu trữ tại một bãi, sau đó phủ lớp đất mặt lên trên để giúp chúng dễ dàng phân hủy sinh học, tạo thành các chất tốt như axit hữu cơ, các hợp chất của nitơ và một số khí như CO2, CH4… Tuy nhiên, phải lưu ý rằng là chất thải được chôn lấp phải là chất thải không gây nguy hại đến môi trường và có thời gian phân hủy nhanh.
3. Tuyên truyền nói không với rác
Để hạn chế tối đa lượng rác thải, quan trọng nhất vẫn là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là của học sinh, sinh viên và các tầng lớp trẻ. Việc này phải được tiến hành giáo dục toàn diện và áp dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra, ta cũng có thể tác động tới ý thức của con người thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, internet, các kênh mạng xã hội hay truyền tai nhau để từ đó tuyên truyền thông điệp tới tất cả mọi người.
Trên đây là những thông tin về các loại rác, cách phân loại cũng như tác hại của chúng đối với môi trường sống. Hy vọng những chia sẻ này của Tân Trường Thịnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Đồng thời, hãy nhớ chung tay, hành động vì một môi trường xanh – sạch – đẹp hơn trong tương lai.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6