Trong quá trình nấu ăn không thể tránh khỏi việc bạn phải bỏ đi phần thức ăn sơ chế, cũng như lượng thức ăn còn lại sau bữa ăn. Vì vậy, bạn nên tận dụng lượng thức ăn dư đó làm phân bón vừa tránh lãng phí vừa giúp bảo vệ môi trường. Vậy cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau thực hiện như thế nào? Hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Lợi ích của việc ủ rác thải nhà bếp làm phân bón trồng rau
Một trong những lợi ích của việc làm này là giúp tận dụng được một lượng rác thải trong nhà bếp và hạn chế lãng phí thức ăn dư thừa. Việc ủ rác thải có tác động tích cực đến môi trường, giúp giảm được một lượng rác thải lớn mỗi năm, cũng như giảm tải một phần công việc cho các nhân viên vệ sinh môi trường.
Nếu gia đình bạn có trồng rau, cây cảnh thì có thể ủ rác thải nhà bếp để làm nguồn phân bón hữu cơ, giúp đất có đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí mua phân bón, đồng thời hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
II. Top 5 cách ủ rác thải nhà bếp làm phân bón trồng rau
1. Ủ rác thải nhà bếp bằng thùng xốp lấy phân bón dạng đất
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Thùng xốp còn nguyên vẹn, không quá cũ và còn nắp
- Rác thải nhà bếp như: rau củ, hoa quả, trái cây, báo chí, bã cà phê,… hạn chế sử dụng cá, tôm,… vì có thể sẽ gây mùi hôi khó chịu. Các loại này bạn nên cắt nhỏ và để ráo nước.
- Một số phụ kiện khác như: dao, kéo, bao tay, chế phẩm sinh học hoặc trùn quế
1.2. Cách thực hiện ủ rác bằng thùng xốp
- Trước tiên bạn lót 1 lớp đất thịt, đất cũ hoặc đất vườn dưới đáy thùng xốp. Điều này giúp lượng nước chảy ra từ rác sẽ thấm qua lớp mùn đất.
- Rác nhà bếp bạn trộn đều lại với nhau và cho vào thùng, sau đó cho thêm một ít chế phẩm sinh học. Bạn cần cho 1 lớp đất và 1 lớp rác nhà bếp xen kẽ nhau đến khi được 2/3 thùng xốp.
- Cuối cùng bạn cần đậy kín thùng lại bằng nắp, điều này sẽ hạn chế được các loài sinh vật như: ruồi,… xâm nhập đẻ trứng gây ra mùi hôi thối khó chịu.
- Thời gian ủ của cách này mất từ 20-24 ngày thì lượng rác thải từ nhà bếp mới phân hủy hết. Lúc này, rác thải sẽ biến thành mùn, trộn lẫn lớp đất, nếu không còn mùi hôi thì bạn có thể sử dụng đất này để trồng cây.
2. Cách ủ rác bằng thùng gỗ tự chế
2.1. Chuẩn bị
- Một thùng gỗ từ những mẩu gỗ thừa hay gỗ mua ở xưởng. Thành thùng nên được đóng cao, tùy vào lượng rác bạn muốn chứa.
- Phân loại rác thành 2 phần (phần ẩm bao gồm các loại rác rau củ, trái cây, thức ăn thừa,…; phần khô bao gồm rơm rạ, giấy báo,…)
- Bao tay, dao, kéo, chế phẩm sinh học hay trùn quế và đất để trồng cây, phân bón.
2.2. Cách thực hiện
Đối với cách thực hiện này phù hợp cho nhà có khoảng sân rộng vì cần để thùng gỗ ở cố định trong vườn. Tiếp theo bạn xếp nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng với trình tự như sau:
- Lớp dưới cùng là lá cây, rơm rạ, cành cây dày khoảng 5 – 10cm, lớp này giúp thoát khí và nước thừa trong thùng chứa.
- Lớp ở giữa bao gồm rác thải nhà bếp bạn nên xếp xen kẽ loại ẩm và khô, bạn có thể thêm bột gỗ, tro,… tránh làm vón cục gây khó khăn khi phân hủy.
- Lớp trên cùng là hỗn hợp từ đất, phân chuồng, trùn quế và chế phẩm sinh học trộn đều. Đây là lớp dưỡng chất chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho quá trình ủ phân.
- Trong lúc ủ bạn nên giữ ẩm bằng cách tưới nước vài lần, đậy nắp kín tránh mưa gây úng hỗn hợp và đồng thời tạo nhiệt cho quá trình thủy phân.
- Mỗi tuần 1 lần bạn nên xới trộn lên nhằm cung cấp thêm oxy và giúp thoáng khí tốt cho hoạt động của vi sinh vật.
- Nếu bạn muốn thêm rác nhà bếp thì sau khi thêm hãy xới tơi hỗn hợp lên.
Chú ý: Nếu bạn cần một hỗn hợp phân bón mịn thì hãy trộn đều lên, còn nếu bạn muốn có một loại phân nhiều chất thô tạo độ xốp cho đất thì không cần trộn lên.
3. Cách ủ rác bằng thùng chứa
3.1. Nguyên liệu
- Thùng ủ được làm từ thùng mút hay thùng nhựa có gắn vòi tự chế từ ống nước hay vòi nước
- Rác thải chỉ loại trừ những loại rác thải nhựa và rác thải không tự phân hủy còn lại tất cả đều dùng được
- Men vi sinh để ủ rác
3.2. Cách thực hiện
- Trước hết bạn trộn men vi sinh với tỉ lệ 300ml men với 10 lít nước
- Tiếp đến bạn đổ ngập nước men vào thùng chứa rác và đậy lại. Mỗi ngày bạn vẫn có thể thêm rác vào thùng và đổ ngập nước chứ không cần thêm men.
- Sau khoảng 2 – 3 ngày bạn có thể lấy dung dịch phân ủ pha với nước và tưới cho cây. Với thể tích này bạn có thể dùng được 2 – 3 lần rồi bạn làm sạch và làm thêm mẻ mới.
- Công thức phân ủ này có thể tưới cho hoa, cây cảnh, rau,… Nếu bạn ngại mùi hôi từ phân ủ bạn có thể thêm vào thùng vỏ bưởi hoặc chanh hoặc những loại trái cây có mùi thơm để làm hạn chế mùi rác.
4. Cách ủ rác nhà bếp bằng xô
4.1. Nguyên liệu
- Đồ chứ (xô, chậu, thùng,…)
- Rác thải từ bếp: rau củ thừa, vỏ trái cây, giấy báo,… hoặc bạn có thể thêm vài loại để cung cấp dinh dưỡng như chuối, bã đậu, sữa chua, men,…
- Chế phẩm sinh học (men sinh học)
4.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Cắt nhỏ rác thải và cho vào thùng chứa trộn đều với 2 – 3 thìa chế phẩm sinh học đồng thời bạn có thể thêm sữa chua hoặc men nhằm bổ sung dinh dưỡng.
- Bước 2: Đậy kín nắp để tránh ánh sáng trực tiếp và hạn chế ruồi bọ sinh dòi trong phân ủ. Bạn nên khuấy hằng ngày giúp thúc đẩy quá trình thủy phân.
- Bước 3: Kiểm tra hỗn hợp sau 3 – 4 ngày ủ, nếu có mùi hôi thối thay vì chua nhẹ thì sản phẩm không đạt yêu cầu.
- Bước 4: Bạn có thể dùng hỗn hợp sau 2 – 3 tuần, tỉ lệ pha với nước là 100ml dung dịch phân ủ và 10 lít nước.
5. Cách ủ rác nhà bếp bằng chai nhựa
5.1. Nguyên liệu
- Vài chai nước 1.5l hoặc tùy vào kích thước bạn chọn.
- Rác thải nhà bếp: rau củ quả trái cây thừa, hạn chế thịt động vật tránh tạo mùi khó chịu
- Chế phẩm sinh học
5.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Cắt lấy phần đáy và nắp chai đặt vào trong chậu cây
- Bước 2: Bạn cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào (một lớp đất, một lớp rác thải đã cắt nhỏ, một lớp men hay chế phẩm sinh học.
Bằng cách này cây sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng từ dịch chảy ra từ hỗn hợp phân ủ. Nhưng nhược điểm của cách này là chỉ phù hợp với lượng chất thải ít không áp dụng cho lượng chất thải quá lớn.
IV. Hướng dẫn sử dụng phân ủ từ rác nhà bếp hiệu quả
- Cách 1: Dùng để tưới cho lá, thân và gốc cây: Pha dịch ủ với nước với tỉ lệ 1 lít dịch và 20 lít nước, thời điểm tưới thích hợp là sáng sớm hoặc chiều mát.
- Cách 2: Pha phân ủ với nước theo tỉ lệ là 1 kg phân ủ với 30 – 40 lít nước sau đó có thể dùng để tưới cây, rau,..
- Cách 3: Dùng phân ủ bón cho gốc cây, bạn cần chú ý với cách bón phân này tùy vào độ tuổi và tùy vào loại cây khác nhau khối lượng phân bón sẽ khác nhau, thông thường từ 200 – 400 gr/ gốc. Đối với những vườn rau thì bạn nên rải đều trên mặt đất luống.
- Cách 4: Sử dụng phân ủ tái tạo và chuẩn bị đất trước khi trồng cây: Bạn trộn đều hỗn hợp phân ủ và đất trồng cho đất đang cần cải tạo. Đối với những luống rau chuẩn bị trồng trước hết phải làm tơi xốp đất sau đó mới bón phân ủ vào và cuối cùng là làm bằng phẳng luống.
V. Lưu ý cần biết khi ủ rác nhà bếp khô
- Không mở nắp thùng quá nhiều tránh gián đoạn quá trình thủy phân rác thải.
- Khi hỗn hợp đã tiết dịch thải nên sử dụng ngày tránh dung dịch bị hư gây lãng phí.
- Các loại phân bón khô thì không có hạn sử dụng nên lưu trữ dùng dần.
- Đối với các loại phân khô thì bón trực tiếp vào gốc.
- So về lượng chất dinh dưỡng thì vẫn thấp hơn các loại phân khác như phân chuồng, phân trùn quế,…
VI. Một số câu hỏi thường gặp
1. Làm sao để giảm mùi hôi từ rác?
Nguyên nhân chính để phân ủ từ rác có mùi hôi là do sự sinh sôi, phát triển của ruồi bọ, côn trùng gây hại nên trong quá trình làm phân bạn nên đậy kín nắp.
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm rơm rạ cắt nhỏ lên miệng thùng sau khi thêm rác hàng ngày hay bạn có thể dùng vôi, canxi để xua đuổi côn trùng. Nếu thùng ủ có mùi amoniac bạn hãy bổ sung thêm rong, rêu, than bùn,… để hạn chế mùi.
2. Những loại rác thải nhà bếp nào nên được sử dụng?
Các loại rác thải có thể dùng để ủ phân:
- Rác từ thực vật: rau, củ quả, trái cây, vỏ trái cây, rong tảo biển, lá cây, rơm rạ,….
- Rác từ động vật: Xương động vật, vỏ trứng, vỏ cua tôm, lông gia cầm, chế phẩm từ sữa,….
- Rác từ vật liệu phân hủy được: Giấy báo, hộp giấy, gỗ bỏ, tro bếp, thùng carton,….
- Hầu hết các loại rác từ nhà bếp đều có thể ủ thành phân bón chỉ trừ những loại không thể phân hủy như: Đồ nhựa, bọc túi nilon, chai nhựa, ống hút,…
Bài viết trên đây của Tân Trường Thịnh đã chia sẻ các cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau, hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của việc ủ rác này cũng như biết cách thực hiện để làm phân bón cho cây trồng.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6