Gelcoat thường được gọi là sơn phủ gel, là một lớp phủ bảo vệ quan trọng cho các sản phẩm từ sợi thủy tinh. Gelcoat đóng vai trò như lớp áo ngoài cùng, mang đến vẻ ngoài bóng đẹp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ sản phẩm khỏi tác động của môi trường. Cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu ngay các loại gelcoat, đặc tính và cách sử dụng Gelcoat hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Gelcoat có những loại nào?
Có 2 loại gelcoat khác nhau:
- Gelcoat đa năng: dẻo, mềm, dễ tạo hình nhưng rất dễ trầy xước. Độ dày tiêu chuẩn để đáp ứng trong sản xuất khoảng 0.3 – 0.7mm. Có thể linh động điều chỉnh trong quá trình thực hiện đúc khuôn tùy vào chất liệu sản phẩm bọc phủ hay yêu cầu của khách hàng giúp tránh tình trạng nứt vỡ về sau.
- Tooling gelcoat: có tính chất tương tự như gelcoat đa năng. Tuy nhiên, loại này có thêm một số các hoạt chất giúp tăng độ cứng và độ bóng của bề mặt sản phẩm
Các đặc tính của sơn gelcoat
Tính chất nhựa lỏng
Khối lượng riêng ở nhiệt độ 25°C | 1,13g |
Điểm bắt cháy | 31,8°C |
Chỉ số chống chảy ở 25°C | 6,3 – 7,3 |
Thời gian ổn định trong phòng tối ở 25°C | 4 tháng |
Độ nhớt ở 25°C (RVF/sp5/4 rpm) | 38000 – 46000 cps |
Chỉ số axit | 12 – 24 mgKOH/g |
Cơ tính nhựa đóng rắn không gia cường
Tỉ lệ hấp thu nước sau 7 ngày ở 23°C | 0,41% |
Nhiệt độ làm biến dạng nhiệt dưới tải (1,8MPa) | 63°C |
Độ cứng của Barcol | 45 – 50 |
Tỉ lệ dãn dài lúc đứt | 4,7% |
Hoạt tính
Lượng nhựa trong gelcoat | 100g |
Thời gian Gel thích hợp | 7-13 phút |
Nhiệt độ dùng thử nghiệm | 25°C |
Hệ xúc tác | 1,5 % MEKP K1 |
Ứng dụng thực tiễn và phổ biến của gelcoat trong đời sống
Hầu hết, các loại tàu thuyền hiện nay đều dùng gelcoat phủ với nhựa polyester resin và sợi thủy tinh, bởi vì gelcoat có khả năng chống tia cực tím (UV) và có thể chìm hoàn toàn trong nước.
Sơn gelcoat dùng để quét lên bề mặt khuôn dùng cho các sản phẩm bằng chất liệu composite. Sau khi tách thành phẩm ra khỏi mẫu khuôn, bề mặt lớp áo sơn gel sẽ là bề mặt bên ngoài của thành phẩm đó.
Hiện nay, lớp sơn gelcoat thường được sử dụng để quét phủ lên bề mặt bên ngoài các sản phẩm composite FRP (vật liệu composite cốt sợi thủy tinh) đúc trong khuôn nhằm giúp bề mặt của thiết bị sáng bóng, láng mịn và tăng tính thẩm mỹ. Các loại bồn, thiết bị nhà tắm, tấm panel, thuyền, cano, bàn ghế trang trí nội thất… thường được quét phủ loại chất liệu này bởi chúng cần độ tinh tế và thẩm mỹ cao.
Một số lỗi khi phủ gelcoat và cách khắc phục
Vết nhăn
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phủ lớp sơn mới khi lớp gelcoat trước chưa kịp khô | Kiểm tra lại độ bám dính bằng cách dùng ngón tay ấn lên bề mặt lớp gelcoat để kiểm tra xem lớp gel khô chưa. Khô rồi thì phủ lớp tiếp theo. |
Phủ lớp gelcoat quá mỏng (< 0.13mm) | Phủ thêm lớp gen (lớp gelcoat phải dày từ 0.25-0.5mm) |
Bọt khí
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Súng phun sơn quá áp | Điều chỉnh áp suất khí theo độ dày của lớp gelcoat vào khoảng 40-80 PSI, tùy thuộc vào độ nhớt |
Có hiện tượng nhốt khí | Mỗi lần chỉ phun độ dày khoảng 0.13mm |
Gelcoat bị dính sang các sản phẩm khác
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
– Chất tách khuôn chưa phù hợp
– Dùng chất tách khuôn chưa đúng cách |
– Thay đổi chất tách khuôn
– Dùng thêm chất tách khuôn |
Tách màu
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Kỹ thuật phun chưa chuyên nghiệp | Giảm độ dày geo trong mỗi lần phun
Giảm hàm lượng của chất pha loãng |
Lỗ thủng, vết sẹo
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
– Áp suất trong quá trình phun quá thấp hoặc quá cao
– Vết dầu hoặc trên bề mặt còn ẩm ướt – Tỷ lệ xúc tác |
– Điều chỉnh áp suất phù hợp
– Luôn giữ khuôn thật sạch. Dùng khăn vệ sinh để mặt khuôn luôn khô ráo – Điều chỉnh lại tỉ lệ nhựa xúc tác |
Lỗ li ti
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Hệ thống súng phun hoạt động không đều | Điều chỉnh hệ thống súng phun cho phù hợp |
Mắt cá
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Mặt khuôn chưa được sạch, nhiều tạp chất còn dính trên khuôn: ẩm, dầu, bụi | Loại bỏ các vết dầu trên bề mặt phun. Có thể dùng thiết bị lọc khí |
Lòi sợi qua bề mặt Gelcoat
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
– Gelcoat chưa kịp khô
– Lớp phủ gelcoat quá mỏng |
– Đắp sợi khi gelcoat đã khô
– Phun gelcoat dày hơn |
Hiện tượng chảy
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phun lớp gelcoat quá dày trên mức quy định | – Mỗi lần, chỉ lớp phun gelcoat dày tối đa 0.4mm. Khoảng cách hợp lý giữa súng phun và mặt khuôn khuôn tầm 40cm |
Mất màu trên bề mặt thành phẩm
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Nhốt khí trong khi phun | – Vệ sinh đường dẫn khí của súng phun thật sạch. Giữ bề mặt khuôn luôn được khô ráo |
Đóng rắn chậm
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Nhiệt độ thấp hơn 21 độ C
Độ ẩm quá cao Hàm lượng của chất xúc tác thấp |
Cần gia tăng chất xúc tác |
Bề mặt gelcoat gồ ghề
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
– Lớp Gelcoat bị co rút khi đắp nhựa
– Chất xúc tác bị dư thừa,thời gian đóng rắn bị rút ngắn – Đắp lớp nhựa quá chậm lên bề mặt gelcoat – Độ dày lớp gelcoat không đồng đều, gây co rút – Bề mặt khuôn quá nóng |
– Cần giảm lượng chất xúc tác
– Phun gelcoat nhiều lần thành từng lớp mỏng – Cần làm nguội khuôn trước khi tiếp tục sản xuất Chọn áp suất phun phù hợp – Vệ sinh khuôn sạch sẽ và làm khô bề mặt khuôn |
Đơn vị cung cấp nguyên liệu gelcoat chất lượng, uy tín nhất hiện nay
Tân Trường Thịnh chuyên cung cấp nguyên liệu gelcoat, nhựa polyester, nhựa composite, sợi thủy tinh uy tín nhất tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty này còn chuyên tư vấn thiết kế và thi công các dòng tàu xuồng ghe thuyền composite như thuyền du lịch, thuyền buồm và thuyền câu cá Composite đảm bảo chất lượng cao.
Tân Trường Thịnh không ngừng tìm hiểu, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại của thế giới nhằm mang đến đến cho khách hàng những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất. Tất cả các sản phẩm tại đây đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao với kiểu dáng đẹp và tiện nghi.
Đến với Tân Trường Thịnh, quý khách sẽ nhận được nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, vận hành và giữ gìn môi trường sống. Nếu quý khách có nhu cầu mua gelcoat chất lượng thì liên hệ ngay với Tân Trường Thịnh qua hotline 0904 375 624 – 0378 478 494 hoặc website tantruongthinh.vn để được tư vấn và báo giá chính xác và nhanh nhất.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về gelcoat. Tân Trường Thịnh hy vọng bạn đã có thêm thông tin để lựa chọn được loại vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6