Trong các công trình ngày nay, việc chống thấm trở nên quen thuộc và quá trình pha keo, thực hiện các bước cũng được nhiều người tìm hiểu. Vật liệu Composite chống thấm được sử dụng phổ biến trong các công trình chống thấm với nhiều ưu điểm. Thời gian khô keo Composite cũng không quá lâu nên vật liệu này càng được ưa chuộng. Để có được kiến trúc hay các vật dụng cứng cáp, bền bỉ nhất bạn nhất định phải biết quy trình thi công chống thấm composite chuẩn và các lưu ý cần nhớ dưới đây.
Thi công chống thấm Composite là gì?
Thi công chống thấm Composite là quá trình bọc phủ Composite cho các bề mặt bằng vật liệu Composite. Thành quả là giúp cho bề mặt trở nên chắc chắn hơn, chống thấm nước và các dung dịch khác, cho thời gian sử dụng lâu dài, tiết kiệm. Đặc biệt công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, xưởng sản xuất và kho chứa hóa chất. Bề mặt sàn nhà và bồn chứa được bảo vệ toàn diện, cho tuổi thọ cao, giảm chi phí sửa chữa và thay thế.
Nếu so sánh với các vật liệu khác, khả năng chống thấm của Composite là tốt nhất. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các công trình đều sử dụng công nghệ này, bởi quá trình sử dụng sơn, màng, keo Composite chống thấm mang đến những ưu điểm như:
- Chất liệu tạo nên Composite đa dạng, là sự kết tinh của nhiều đặc tính nên có khả năng chống thấm dột cực kỳ cao. Sản phẩm có thể chịu được sự mài mòn của thời tiết, hoá chất, dung dịch đặc thù.
- Chịu được nhiệt độ cao, có thể ứng dụng trong nhà xưởng, nơi sản xuất và cả ngoài trời
- Chịu được tác động vật lý khi sử dụng, khó đứt gãy
- Màu sắc đẹp, có ảnh hưởng tích cực đến tính thẩm mỹ của bề mặt nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và công trình sinh hoạt
- Trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công và bảo dưỡng
- Độ bền cao, dưới tác động của quá trình oxy hoá hay tia UV có thể tồn tại tới 20 năm
- An toàn với con người, không ảnh hưởng sức khỏe dù sử dụng lâu dài
Quy trình thi công chống thấm Composite
Báo giá chống thấm Composite không cao, thậm chí còn rẻ hơn sử dụng các nguyên vật liệu khác. Chỉ từ 150.000 đồng/m2 bạn đã có được công trình với bề mặt chất lượng, cho tuổi thọ lâu dài khi đầu tư.
Quy trình thi công chống thấm Composite cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm ba bước. Thời gian khô keo Composite ngắn nên bề mặt có thể nhanh chóng được đưa vào sử dụng.
- Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công chống thấm Composite với các dung dịch chuyên dụng, giấy nhám, vòi rửa cao áp. Bề mặt phải đảm bảo không có chất bẩn cứng, bằng phẳng để hiệu quả thi công đem lại cao hơn.
- Bước 2: Việc sử dụng keo chống thấm Composite sẽ không thực hiện riêng lẻ mà cần kết hợp thêm xi măng. Thông thường, thợ thi công sẽ trộn hai vật liệu xây dựng này lại theo tỷ lệ 1:1 để có hỗn hợp dạng lỏng như keo.
- Bước 3: Trát hỗn hợp vừa có được lên bề mặt ba lần để tạo thành ba lớp chống thấm. Mặc dù thời gian khô keo Composite không lâu nhưng để đảm bảo hiệu quả mỗi lớp cần được quét cách nhau 8 tiếng đồng hồ. Trước khi quét lớp mới cần kiểm tra xem lớp cũ đã khô và kết dính chắc chắn hay chưa. Khi đã quét xong lớp cuối cùng, thợ cần phủ thêm một lớp vữa để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.
Báo giá chống thấm composite
Hạng mục thi công | Giá thi công |
Thi công chống thấm bằng Sơn Composite | 220.000đ/m2 |
Thi công chống thấm bằng sợi thủy tinh Fiberglass Composite | 220.000đ/m2 |
Xử lý bề mặt có các vết nứt gây thấm dột bằng Keo Composite | 350.000đ/m2 |
Thi công chống thấm bằng Màng khò Composite | 220.000đ/m2 |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ là giá tham khảo, để nhận báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công và cung cấp thông tin cần thiết về công trình.
Các loại vật liệu chống thấm Composite
Hiện nay có hai loại vật liệu chống thấm Composite được sử dụng phổ biến nhất là keo và màng. Mỗi loại có kết cấu khác nhau và điều kiện thi công cũng không giống nhau.
Keo chống thấm Composite: Tồn tại ở dạng lỏng, cho khả năng thẩm thấu rất tốt, kết thành màng giúp chắn nước vô cùng hiệu quả. Keo có thể dùng trong nhà hoặc ngoài trời, có thể chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sản phẩm tự đóng rắn và bám chắc vào bề mặt, bền bỉ với thời gian nếu được kết hợp thêm vải tissue, lưới thuỷ tinh. Ứng dụng phổ biến là chống thấm sàn nhà, mái nhà, tường nhà vệ sinh, bể nước, bồn rửa.
Màng chống thấm Composite: Hay còn gọi là nhựa chống thấm, có thể chặn nước và cả hóa chất, tương thích với nhiều loại axit khác nhau. Lớp bọc FRP có thể chống ăn mòn nên chịu được quá trình oxy hoá lâu dài.
Thời gian khô keo Composite chuẩn
Thông thường keo sẽ được pha theo tỷ lệ đóng rắn 1% để ứng dụng đa dạng trong cuộc sống. Vốn dĩ ở trong 1kg nhựa chống thấm đã được pha thêm 10g chất xúc tác đóng rắn nên thời gian khô keo Composite cũng khá nhanh.
Trường hợp nếu chỉ sử dụng nhựa Composite không pha sợi thuỷ tinh, ứng dụng phổ biến là để đúc tượng, làm dàn, khuôn áo, bọc yên xe. Thời gian khô chỉ từ 15 – 20 phút, cực kỳ nhanh.
Nếu dùng nhựa Composite kết hợp thêm sợi thuỷ tinh thì ứng dụng phổ biến là làm tàu thuyền, mô hình, dàn áo mô tô, dàn áo ô tô,… Sản phẩm cho sự liên kết chắc chắn, cứng cáp nên độ bền cực kỳ cao. Thời gian khô dao động từ 15 – 25 phút, không lâu nên việc thi công phải được tiến hành ngay sau khi trộn keo.
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết thông tin quy trình thi công chống thấm Composite đúng chuẩn, hy vọng đã giúp bạn hiểu về thi công chấm thấm composite và có những lựa chọn thi công phù hợp với mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần mua nguyên liệu nhựa composite và các sản phầm từ nhựa composite hãy liên hệ ngay Tân Trường Thịnh qua hotline 0907 811 577 – 0378 478 494 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.
Xem thêm:
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6