Bông thủy tinh trong quá trình thi công cắt thì những hạt bụi thủy tinh nhỏ li ti có thể bay ra ngoài không khí và tiếp xúc với da gây ra hiện tượng dị ứng sợi thủy tinh và gây ngứa. Cùng khám phá cách xử lý hiệu quả khi da bạn tiếp xúc trực tiếp với sợi thuỷ tinh gây ngứa trong bài viết dưới đây nhé!
Cách xử lý khi tiếp xúc với sợi thuỷ tinh gây ngứa
Nếu chẳng may bạn bị tiếp xúc với sợi thuỷ tinh gây ngứa thì việc xử lý kịp thời và đúng cách vô cùng quan trọng để tránh gặp phải tình trạng khó chịu, kích ứng da. Dưới đây là cách xử lý bạn có thể tham khảo khi tiếp xúc với sợi thuỷ tinh gây ngứa
Bước 1: Ngừng chạm vào sợi thuỷ tinh gây ngứa ngay lập tức
Khi có hiện tượng ngứa hãy dừng tiếp xúc với sợi thuỷ tinh, không nên cọ xát hay tạo áp lực lên vùng da đã bị tiếp xúc.
Bước 2: Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bởi sợi thuỷ tinh
Bạn hãy sử dụng nước sạch và xà phòng để rửa sạch vùng da bị tiếp xúc với sợi thuỷ tinh gây ngứa. Hãy chú ý rửa thật nhẹ nhàng để tránh sợi thuỷ tinh chọc sâu hơn vào da.
Bước 3: Sử dụng băng dính hoặc nhíp để loại bỏ sợi thuỷ tinh
Phương pháp loại bỏ sợi thuỷ tinh gây ngứa bằng băng dính như sau:
- Bạn dùng một miếng băng dính mềm rồi dính vào vùng da bị dính sợi thuỷ tinh. Bạn cần dán và giữ băng dính tại chỗ da bị ảnh hưởng trong vài phút bằng tay. Hãy chắc rằng băng keo dính của bạn đã tiếp xúc chắc với các mảnh vụn vải sợi thủy tinh mà không làm cho nó lún sâu vào bên trong da của bạn. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng kéo băng dính ra khỏi da để có thể loại bỏ sợi thuỷ tinh.
- Bạn không nên giật băng dính ra mạnh quá bởi nó sẽ khiến cho da bị tổn thương hay tạo ra các vết lở loét. Điều đó thậm chí sẽ làm cho việc loại bỏ các sợi thuỷ tinh gây ngứa trở nên khó khăn hơn và gây hậu quả xấu cho vùng da tiếp xúc. Bạn có thể thực hiện cách dùng băng dính này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi nào không còn cảm thấy khó chịu ở da nữa thì thôi.
Phương pháp loại bỏ sợi thuỷ tinh gây ngứa bằng nhíp:
- Bạn có thể dùng nhíp để lấy các sợi thủy tinh trên da một cách dễ dàng hơn. Lúc này, bạn nên dùng cồn để tẩy trùng, ngăn ngừa lây nhiễm xuống vùng dưới da khi bạn đang cố gắng kéo các mảnh vụn sợi thủy tinh ra khỏi da. Bạn hoàn toàn có thể dùng cồn hoặc rượu ethyl để diệt vi trùng bằng cách hòa tan lớp phủ bảo vệ bên ngoài làm cho vi trùng trong sợi thuỷ tinh tan vỡ và chết.
- Bạn nên dùng nhíp kéo từ từ sợi thuỷ tinh ra khỏi da, cố gắng không để nó lấn vào sâu hơn, nếu các mảnh vụn sợi thuỷ tinh nằm hoàn toàn dưới da thì bạn hãy dùng kim lễ.
- Nếu trong quá trình lấy sợi thuỷ tinh ra bạn có bị chảy máu ít thì đừng lo, việc chảy máu cũng có thể giúp bạn rửa sạch vi trùng, đây cũng là một cách khác để giữ cho vi trùng không đi sâu xuống dưới da của bạn.
Bước 4: Vệ sinh da sạch sẽ
Sau khi loại bỏ sợi thuỷ tinh ra khỏi da, bạn hãy lau khô vùng da bị tổn thương của mình bằng khăn sạch và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để giữ cho da mềm mại cũng như giảm kích ứng.
Mẹo phòng tránh kích ứng do sợi thủy tinh
Nếu bị kích ứng da do tiếp xúc với sợi thuỷ tinh có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đỏ, và khó chịu. Để ngăn ngừa kích ứng do sợi thuỷ tinh, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
Sử dụng đồ bảo hộ khi thi công công trình
Trước khi thi công, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân bao gồm: găng tay, áo choàng và khẩu trang để bảo vệ làn da cũng như đường hô hấp của mình trước bụi thủy tinh nhỏ li ti bay ra ngoài không khí. Bởi chúng sẽ dễ dàng tiếp xúc với da gây ra hiện tượng dị ứng sợi thủy tinh, gây ngứa.
Luôn kiểm tra và làm sạch môi trường làm việc
Trước khi bắt đầu công việc, bạn hãy kiểm tra và làm sạch môi trường làm việc thật kỹ, đặc biệt là những nơi có nguy cơ tiếp xúc với sợi thuỷ tinh. Hãy nhanh tay loại bỏ các mảnh vỡ hoặc sợi thuỷ tinh thừa để giảm tối đa nguy cơ tiếp xúc với chúng.
Sử dụng các phương pháp an toàn, hướng dẫn chuẩn khi làm việc
Khi làm việc với bông thuỷ tinh ở công trình, bạn hãy luôn tuân thủ các phương pháp an toàn và hướng dẫn đến từ nhà sản xuất. Tránh trường hợp tạo ra các mảnh vỡ khiến cho các sợi thuỷ tinh phát tán vào không khí.
Luôn làm sạch da sau khi hoàn thành công việc
Sau khi hoàn thành công việc của mình, bạn hãy rửa thật sạch da của mình với nước và xà phòng để loại bỏ tất cả những sợi thuỷ tinh nhỏ nào còn sót lại trên da. Có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để giữ cho da của bạn luôn mềm mại và giảm nguy cơ kích ứng.
Sử dụng phương pháp lấy sợi thuỷ tinh từ da an toàn
Khi loại bỏ các sợi thuỷ tinh từ da, bạn hãy sử dụng băng dính, keo dán đắp, nhíp nhổ theo hướng dẫn cụ thể bên trên để loại bỏ nhanh chóng những sợi thuỷ tinh nhỏ mà không làm tổn thương da.
Trên đây là chia sẻ chi tiết của Tân Trường Thịnh về hướng dẫn cách xử lý khi tiếp xúc với sợi thuỷ tinh gây ngứa cũng như mẹo phòng tránh hiệu quả theo kinh nghiệm trong ngành. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6