TPU là một loại nhựa được sử dụng phổ biến trong đời sống. Bạn có thể bắt gặp các đồ vật sử dụng nhựa TPU như tay cầm xe đạp, vỏ đèn pin, ốp điện thoại, bảng điều khiển ô tô, dây bọc cáp,… Để biết chi tiết hơn về chất liệu TPU là gì, các đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nhựa TPU, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Chất liệu TPU là gì? Đặc điểm và ứng dụng của TPU trong đời sống
I. Chất liệu TPU là gì?
TPU được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Thermoplastic Polyurethane là chất liệu nhựa dẻo có tính đàn hồi và chống mài mòn hiệu quả. Chất liệu này được phát minh bởi BF Goodrich – thương hiệu lốp xe hơi hàng đầu của Mỹ – vào năm 1959.
Chất liệu TPU sử dụng nhựa dẻo làm từ Thermoplastic giúp sản phẩm có độ đàn hồi cao và khả năng chống mài mòn vượt trội. Nhờ đó, các sản phẩm được làm từ TPU luôn có độ bền và sử dụng được trong thời gian dài.
Với đặc tính tuyệt vời đó, nhựa TPU được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, sản xuất đồ gia dụng, các linh kiện máy móc,…
>> Nhựa ABS là gì? nhựa ABS có an toàn không? Ứng dụng trong đời sống.
II. Đặc điểm của nhựa TPU
Nhựa TPU có tính đàn hồi và chống mài mòn hiệu quả
Để phân biệt TPU với các loại nhựa khác, bạn có thể dựa vào các đặc điểm nổi bật của nhựa TPU sau đây.
1. Đặc điểm của nhựa TPU
1.1. Co giãn tốt
Đặc điểm nổi bật nhất của nhựa TPU chính là tính co giãn và độ đàn hồi cao. Nhựa có khả năng chịu được những tác động lớn nên các sản phẩm được làm từ nhựa TPU luôn dễ dàng uốn cong, gấp gọn được.
1.2. Kháng chất lỏng, dầu mỡ
TPU có khả năng chống dầu mỡ, chất lỏng tốt. Nhờ vậy, những vết bẩn trên sản phẩm nhựa TPU có thể loại bỏ, lau chùi và làm sạch dễ dàng.
1.3. Chống mài mòn
Khả năng chống mài mòn tốt cũng là một đặc tính giúp nhựa TPU được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Các sản phẩm làm từ chất liệu TPU sẽ luôn giữ được tính toàn vẹn, ít trầy xước, độ bền cao và sử dụng được lâu dài.
1.4. Chịu nhiệt tốt
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa TPU không bị nóng chảy hay cong vênh. Vì vậy nhựa TPU thường được sử dụng cho những bộ phận, thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao như vỏ điện thoại, phụ kiện dã ngoại, dây bọc cáp, công cụ điện,… Không những thế, TPU còn có khả năng chịu được nhiệt độ thấp tới -50 độ C.
1.5. Độ bền cao
TPU là chất liệu nhựa có độ bền cao, bạn khó có thể làm vỡ một vật dụng gì được làm từ chất liệu nhựa này, trừ khi có một tác động cực kỳ lớn.
1.6. Dễ bị ngả màu
Một đặc điểm nữa cũng dễ nhận thấy ở nhựa TPU đó là khả năng dễ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân do một số hóa chất cấu thành lên nhựa TPU khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ có thể tạo ra phản ứng hóa học, dẫn tới ngả vàng. Các sản phẩm từ chất liệu TPU khi bị ngả vàng thường sẽ rất khó làm sạch.
>> Nhựa thông có hại cho con người không? Nhựa thông dùng để làm gì trong đời sống?
2. Ưu và nhược điểm của nhựa TPU
Dựa vào đặc điểm của TPU, ta có thể tổng kết nhựa TPU với các ưu và nhược điểm sau đây.
1. Ưu điểm của nhựa TPU
- Khả năng chống trầy, kháng dầu mỡ và bức xạ tốt
- Khả năng chống mài mòn tốt
- Tính đàn hồi cao
- Khả chống phân hủy tốt, không bị vi khuẩn tấn công
- Khả năng chịu được nhiệt độ thấp tới trung bình
- Có thể sử dụng các loại nước tiệt trung mà không lo biến dạng sản phẩm
- Dễ dàng tạo được nhiều sản phẩm với nhiều hình dạng khác nhau, dễ tạo màu cho sản phẩm
- Sản phẩm từ nhựa TPU có độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài
2. Nhược điểm của nhựa TPU
Nhựa TPU dễ bị ố vàng sau thời gian dài sử dụng
- Cần được sản xuất trong điều kiện đặc biệt, chi phí sản xuất cao
- Cần kiểm soát lượng nước cẩn thận khi xử lý
- Các sản phẩm từ nhựa TPU dễ bị ngả màu không vệ sinh được sau một thời gian sử dụng
III. Nhựa TPU có an toàn không?
Dù được ứng dụng khá phổ biến nhưng nhựa TPU vẫn khiến nhiều người băn khoăn về độ an toàn của chất liệu. Vậy bạn có thể yên tâm, nhựa TPU hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và không gây ô nhiễm môi trường.
Thành phần của TPU như Mercaptobenzothiazole, Protein Latex, Thiuram và Carbamate đều đảm bảo không độc hại và không gây kích ứng cho da. Chất liệu TPU được các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trước đi đưa vào sản xuất. Đặc biệt, những sản phẩm đồ gia dụng, tiêu dùng hiện nay đều được phép sử dụng chất liệu TPU.
Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm đầu ra đều phải trải qua nhiều khẩu kiểm định chất lượng từ nhà sản xuất, bộ phận thị trường của nhà nước. Sau khi sản phẩm đảm bảo các tiêu chí chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng thì mới được phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.
IV. Một số ứng dụng của nhựa TPU trong đời sống
Với ưu điểm dẻo dai, bền bỉ, chống mài mòn tốt và cực kỳ an toàn, chất liệu TPU được ứng dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất. Một số ứng dụng tiêu biểu của nhựa TPU có thể kể đến như:
1. Làm ốp điện thoại
Chất liệu TPU được ứng dụng trong sản xuất ốp lưng điện thoại
Những chiếc ốp điện thoại mà bạn đang sử dụng phần lớn được làm từ chất liệu TPU với tác dụng giúp cản lực tác động, hạn chế tối đa tình trạng rơi vỡ, hỏng điện thoại.
Không chỉ vậy, nhờ vào tính năng đàn hồi của TPU mà việc sử dụng ốp ở các nút điều chỉnh sườn điện thoại cũng dễ dàng hơn. Mức giá ốp từ nhựa dẻo TPU khá rẻ, chỉ từ vài chục ngàn một chiếc tùy vào thiết kế.
2. Bịt tai chống ồn
Các thiết bị bịt tai chống ồn cũng được làm phổ biến từ nhựa TPU đem lại cảm giác thoải mái, không gây đau tai khi sử dụng nhưng hiệu quả chống ồn khá tốt.
3. Tay cầm lái xe đạp
Ngoài chất liệu cao su thì nhiều nhà sản xuất cũng sử dụng TPU để làm ra bộ phận tay cầm cho chiếc xe đạp đảm bảo tránh cảm giác trơn trượt, đặc biệt là khi tay ra mồ hôi. Bên cạnh đó, tay cầm lái bằng nhựa cũng giúp hạn chế vỡ hỏng khi gặp phải va đập mạnh.
4. Đế giày thể thao
Nhựa TPU được ứng dụng trong sản xuất đế giày, giúp tăng độ bền cho sản phẩm
Để những đôi giày thể thao có độ bền cao, chịu được sức nặng và tác động mạnh thường xuyên của người dùng, nhiều nhà sản xuất cũng ứng dụng TPU vào làm phần đế giày. Những đôi giày có đế từ TPU không chỉ giúp giữ dáng đế lâu, bền mà còn đem tới cảm giác êm ái cao nhờ đặc tính đàn hồi của chất liệu. Nhờ vậy, người dùng có thể tránh được các rủi ro bị trẹo chân, đau mỏ chaann khi sử dụng giày có đế từ TPU.
5. Các lĩnh vực khác
Ngoài các ứng dụng trên, bạn có thể bắt gặp TPU trong nhiều sản phẩm như: gối định hình cổ, dây bọc cáp, màng chống thấm, bảng điều khiển ô tô, công cụ điện, phụ kiện giã ngoại, đèn pin,…
V. Những câu hỏi thường gặp về nhựa TPU
Dù có những đặc trưng riêng nhưng TPU vẫn khiến nhiều người bị nhầm lẫn với các chất liệu khác. Một số vấn đề được băn khoăn phổ biến nhất như:
1. Chất TPU trong nước tiểu là gì? Có phải nhựa TPU?
Bạn cũng có thể bắt gặp từ TPU trong lĩnh vực khám chữa bệnh, cụ thể là khi xét nghiệm nước tiểu (xét nghiệm TPU). Tuy nhiên TPU trong nước tiểu và nhựa TPU hoàn toàn khác nhau. TPU trong xét nghiệm nước tiểu là tên gọi chung của 2 chất Globulin và Albumin. Đây là 2 chất vận chuyển hormone steroid và lipit trong máu, đồng thời góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. TPU khác gì với TPR?
TPU và TPR đều có tính dẻo, đàn hồi cao nên rất dễ gây nhầm lẫn. Trong đó, TPU mang tính chất của nhựa thường có màu trong suốt, TPR lại mang tính chất của cao su nhiệt dẻo và thường có nhiều màu (đen, trong và màu tự nhiên).
3. Cách phân biệt TPU và TPE
TPE và TPU đều có tính đàn hồi cao. Nhưng chúng lại là 2 chất liệu khác nhau. Để phân biệt, bạn có thể thử một số cách sau:
– Cách 1: Chụm sản phẩm từ nhựa TPU và TPE, giữa trong một khoảng thời gian dài 30 – 60 phút, sau đó kiểm tra độ phục hồi của 2 sản phẩm. Sản phẩm có tốc độ phục hồi chậm hơn thì là TPE, còn lại sẽ là TPU.
– Cách 2: TPE khi bị đốt cháy sẽ có bong bóng nhẹ ở dưới cùng ngọn lửa, mùi thơm đặc biệt của dầu (thành phần PP). Còn TPU khi cháy sẽ có ngọn lửa màu vàng, đáy ngọn lửa có sủi bọt nhẹ, mùi hăng.
– Cách 3: So sánh 2 sản phẩm có dạng trong suốt của 2 chất liệu. Bạn sẽ thấy TPU có độ trong suốt cao hơn và độ dày kém hơn TPE.
Trên đây là một số chia sẻ của Tân Trường Thịnh về chất liệu nhựa TPU. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chất liệu TPU là gì, các đặc điểm và ứng dụng của chất liệu và có biện pháp chủ động khi ứng dụng sản phẩm từ chất liệu này.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6