Khám phá công nghệ đóng tàu composite – hiện đại, bền đẹp!

5/5 - (1 bình chọn)

Công nghệ đóng tàu composite hiện nay đang là xu hướng mới trong ngành công nghiệp đóng tàu. Bài viết dưới đây của Tân Trường Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vật liệu nhựa composite, ưu nhược điểm của chúng cũng như quy trình đóng tàu composite chất lượng.

Tìm hiểu về công nghệ đóng tàu composite

Công nghệ đóng tàu composite đang dần trở thành xu hướng làm tàu mới trong ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về công nghệ này sẽ có quy trình, ưu nhược điểm như thế nào.

Công nghệ đóng tàu composite
Công nghệ đóng tàu composite là gì?

Tân Trường Thịnh xin gửi đến bạn một số thông tin cơ bản của công nghệ làm tàu thuyền composite:

Vật liệu composite để đóng tàu

Trong ngành công nghiệp đóng tàu, vật liệu composite hiện nay được yêu thích sử dụng hơn cả là nhờ đặc tính nổi bật của vật liệu. Thông thường, vật liệu composite sẽ thường được sử dụng trong công nghệ làm tàu vì nó có tính linh hoạt, độ bền cao cùng khả năng chống ăn mòn hiệu quả.

Nhờ vào những đặc tính nổi bật được kể trên, vật liệu composite đã dần trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp đóng tàu, giúp chúng ta tạo ra những chiếc tàu vận tải đảm bảo 3 tiêu chí hiện đại, nhẹ và bền bỉ.

Công nghệ đóng tàu composite
Vật liệu composite để đóng tàu

Ưu nhược điểm khi đóng tàu bằng vật liệu composite

Ưu điểm của việc áp dụng công nghệ đóng tàu composite là:

  • Trọng lượng sản phẩm nhẹ: Vật liệu composite chắc chắn sẽ giúp giảm tối đa trọng lượng của tàu, tăng hiệu suất và giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu.
  • Độ bền cao: Các sản phẩm tàu được đóng bằng công nghệ composite thường sẽ có tuổi thọ cao hơn so với tàu đóng truyền thống. Đặc biệt, tàu composite ít bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn từ môi trường nước biển.
  • Thiết kế linh hoạt: Công nghệ đóng tàu composite này cho phép thợ tàu tạo ra các thiết kế tàu vô cùng độc đáo và phức tạp mà không gặp các mặt hạn chế từ vật liệu truyền thống như chất liệu thép.
Công nghệ đóng tàu composite
Ưu điểm khi áp dụng công nghệ đóng tàu composite

Bên cạnh đó, công nghệ đóng tàu composite cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế:

  • Chi phí cao: Việc sử dụng vật liệu composite sẽ có chi phí cao hơn so với vật liệu làm tàu truyền thống như thép.
  • Khó khăn trong việc sửa chữa: Các vết hỏng trên vỏ tàu composite thường sửa chữa khó hơn so với tàu truyền thống.

Nhìn chung, công nghệ đóng tàu composite sẽ đem đến rất nhiều ưu điểm về trọng lượng, độ bền bỉ cùng thiết kế linh hoạt, Nhưng bên cạnh đó, sản phẩm cũng đồng thời còn hạn chế về chi phí và khó khăn trong việc sửa chữa.

Quy trình đóng tàu composite

Để tạo ra các sản phẩm tàu composite chất lượng cao, quy trình và công nghệ đóng tàu composite phải đảm bảo độ chính xác cao, sự cẩn thận trong mọi bước. Dưới đây là quy trình đóng tàu composite cơ bản bạn có thể tham khảo:

Chế tạo khuôn

Công đoạn chế tạo khuôn trong quy trình đóng tàu composite như sau:

Bước 1: Tạo khuôn

Ở bước này sẽ sử dụng những kỹ thuật cắt, mài và hàn để tạo ra đúng khuôn theo thiết kế của tàu composite. Quy trình tạo khuôn này đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cao để đảm bảo rằng khuôn sẽ miêu tả chính xác hình dáng của tàu.

Bước 2: Xử lý khuôn

Sau khi khuôn được tạo ra thì nó sẽ cần được xử lý làm sạch và loại bỏ tất cả các vết nứt, bụi bẩn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Quá trình này cũng bao gồm việc kiểm tra và điều chỉnh bề mặt của khuôn tàu để đảm bảo về độ phẳng và tính đồng đều.

Bước 3: Xử lý chống dính

Để đảm bảo việc tách tàu composite ra khỏi khuôn đúng sau khi hoàn thành, thợ làm tàu sẽ sử dụng các chất chống dính thường để áp dụng lên bề mặt khuôn. Quy trình này sẽ giúp giảm thiểu sự bám dính giữa vật liệu composite và khuôn, giúp cho việc tách tàu ra khỏi khuôn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bước 4: Trát vỏ

Cuối cùng, sau khi hoàn thành các bước trên, khuôn tàu sẽ được trát lớp vỏ bảo vệ. Đây là quá trình phủ các lớp nhựa composite lên bề mặt khuôn tàu và thợ sẽ sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để tạo nên sản phẩm vỏ tàu có độ bền và độ bóng tốt.

Công nghệ đóng tàu composite
Quy trình đóng tàu composite

Để đảm bảo thuyền composite có độ bền cao, thợ đóng tàu cần chú ý các nguyên tắc sau: Tất cả các loại sợi thủy tinh dạng Mat và WR đều được chế tạo và đóng gói dưới dạng cuộn có chiều rộng, từ 1m cho đến 1,5 m. Như vậy để phủ một diện tích có chiều rộng khá lớn lên khuôn tàu, chúng ta cần phải nối nhiều lớp vải lại với nhau. Hiện nay có 2 phương pháp nối phổ biến bao gồm nối đối đầu và nối chồng.

Việc thực hiện đúng và chính xác các bước trong quy trình chế tạo khuôn tàu composite cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng và đạt được hiệu quả tốt nhất trong công nghệ đóng tàu composite.

Phun Gelcoat

Sau khi bề mặt khuôn tàu composite đã được chuẩn bị chu đáo, thợ làm tàu sẽ tiến hành phun lớp Gelcoat bằng cách sử dụng súng phun gel (giống như việc phun sơn nhưng sẽ có áp lực lớn hơn). Lớp Gelcoat là lớp phủ bề mặt nhằm giúp cho vỏ thuyền composite có độ bóng bề mặt cao, có cơ tính cao, bền bỉ với môi trường nước biển, chống tối đa hiện tượng thủy phân và chịu được tia tử ngoại.

Công nghệ đóng tàu composite
Phun Gelcoat lên tàu

Gelcoat được phun lên bề mặt của khuôn tàu composite, tạo ra một lớp mỏng nhưng rất chắc chắn và đồng đều.

Chiều dày của lớp Gelcoat thường khoảng 1mm, nên việc phun Gelcoat phải được thực hiện chia ra thành 2 lần. Người thợ vừa phải làm cho lớp Gelcoat không bị chảy do quá dày và cũng vừa đảm bảo độ đồng đều của chiều dày.

Thời gian giữa hai lần phun Gelcoat phải đủ cho lớp đầu tiên đã khô hoàn toàn (khoảng 12 tiếng).

Chế tạo, gắn các chi tiết vào vỏ tàu 

Các bước chế tạo và gắn các chi tiết vào vỏ tàu composite:

Bước 1: Chế tạo vỏ

Sau khi lớp Gelcoat khô, các lớp sợi composite sẽ được đặt lên khuôn và chúng sẽ được phủ lên bằng một lớp nhựa epoxy để tạo ra một cấu trúc vỏ tàu composite chắc chắn và bền bỉ nhất.

Bước 2: Gắn các chi tiết

Khi phần vỏ composite hoàn thành, các chi tiết khác như hệ thống động cơ, cầu thang, cửa sổ cùng các bộ phận khác được gắn vào vỏ để hoàn thiện tàu composite.

Công nghệ đóng tàu composite
Gắn các chi tiết vào vỏ tàu composite

Quy trình đóng tàu composite đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác cao của thợ làm tàu từ việc chế tạo khuôn cho đến việc lắp ráp cẩn thận các chi tiết cuối cùng.

Trên đây là chia sẻ về công nghệ đóng tàu composite chất lượng, hiện đại, bền đẹp. Nếu quý khách có nhu cầu mua tàu composite hoặc các loại nguyên liệu nhựa composite hãy liên hệ ngay Tân Trường Thịnh qua hotline 0907 811 577 – 0378 478 494 để được tư vấn báo giá chi tiết nhất.

Xem thêm kiến thức và sản phẩm liên quan: