Quy trình chế tạo khuôn và đúc nhựa composite

5/5 - (1 bình chọn)

Đúc nhựa composite và chế tạo khuôn để tạo ra những sản phẩm đa dạng hình dáng phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực. Chất liệu nhựa composite bền chắc có tuổi thọ khá dài trong các môi trường khác nhau. Xem ngay bài viết để biết quy trình đúc nhựa chi tiết và cân nhắc sử dụng phù hợp.

Quy trình chế tạo khuôn và đúc nhựa composite

Chế tạo khuôn từ sản phẩm mẫu và đúc nhựa composite có quy trình gồm nhiều giai đoạn liên kết chặt chẽ với nhau. Các sản phẩm cần khuôn composite để đạt đúng kích thước, hình dạng theo tiêu chuẩn. Quy trình tạo khuôn cụ thể bên dưới sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về các bước thao tác.

Quét chống dính

Bước đầu tiên trong quy trình tạo khuôn chính là quét chống dính lên toàn bộ bề mặt sản phẩm. Để có được khuôn sản phẩm chuẩn thì phải dùng chính sản phẩm đó đúc từng bước.

Thao tác quét chống dính phải được làm thật kỹ nhằm hạn chế việc khuôn bị dính với sản phẩm mẫu.

Phủ sợi thủy tinh và chấm keo polyester

Sau khi bôi chống dính đều khắp sản phẩm sẽ đến bước phủ sợi thủy tinh và chấm keo polyester. Sợi thủy tinh và keo đắp được đắp tuần tự thành hai lớp lên khắp bề mặt sản phẩm nhằm lấy trọn mặt khuôn bên ngoài.

Khi thực hiện chấm keo thì bạn cần lưu ý thao tác kỹ để sợi thủy tinh phủ hết toàn bộ các góc cạnh sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo tạo khuôn không bị mất khóc hoặc khuyết chi tiết. Chú ý chấm kéo cũng giúp khuôn đúc ra có tính thẩm mỹ cao, chi tiết sắc nét hơn.

Đúc nhựa composite
Phủ sợi thủy tinh và chấm keo trong quy trình tạo khuôn

Chờ khô và tháo khuôn

Sau khi phủ sợi thủy tinh và chấm keo, người đúc nhựa composite phải đợi trong khoảng 4 tiếng. Thời gian này vừa đủ để khuôn khô, dễ dàng tháo ra mà không bị nứt vỡ. Bạn cần đợi đến khi khuôn khô hẳn thì mới bắt đầu tháo vì nếu chưa khô khuôn thường dính rất chặt và khó tháo.

Đổ sản phẩm

Khi khuôn được tháo khỏi sản phẩm mẫu là bạn có thể bắt đầu đổ sản phẩm theo nhu cầu. Tương tự như bước đầu tiên tạo khuôn nhưng lần này bạn cần quét lớp chống dính vào lòng khuôn và viền ngoài. Khuôn mới cần được quét chống dính thật kỹ càng để dễ tách sản phẩm ra.

Tiếp theo là bước phủ bề mặt sản phẩm tùy từng loại và mục đích sử dụng. Phần lớn đều sử dụng hỗn hợp chất làm cứng, sơn, gelcoat, bột đá và bột shimao,… được trộn theo tỷ lệ phù hợp để phủ bề mặt.

Đến giai đoạn đắp sợi thủy tinh, bạn thao tác tương tự như lúc tạo khuôn. Sau khi phủ xong, tiến hành trải một lớp nilon lên bề mặt sản phẩm và chờ khoảng 4 đến 5 tiếng cho sản phẩm khô. Sản phẩm có thể tách khuôn ngay khi vừa khô để chuyển đến giai đoạn cuối cùng.

Ở bước cuối, bạn thực hiện cắt bỏ và mài giũa các cạnh bên ngoài của sản phẩm. Sau đó phủ lên một lớp sơn để tăng độ bền trong quá trình sử dụng sau này. Về cơ bản, các bước đổ sản phẩm cũng thực hiện tương tự quy trình đúc khuôn nên có thể thao tác nhanh chóng.

Phương pháp gia công để làm ra thành phẩm composite

Quy trình đúc nhựa composite gồm nhiều giai đoạn thì phương pháp gia công cũng vô cùng đa dạng. Mỗi phương pháp gia công đều có ưu điểm riêng phù hợp nhu cầu sản xuất, sau đây là các phương pháp gia công:

Đúc mẫu vật composite bằng phương pháp lăn tay

Phương pháp gia công đúc nhựa composite đầu tiên chính là kỹ thuật lăn tay. Theo đó, người gia công phải bắt đầu bằng việc làm ướt các sợi thủy tinh bằng một loại nhựa lỏng (có thể thêm chất làm cứng hoặc không tùy trường hợp).

Sản phẩm được tạo thành qua gia công lăn tay thường khá lớn để sản xuất hàng loạt. Do đó chỉ áp dụng cho các sản phẩm có số lượng nhỏ như tàu thuyền, thùng xe tải hoặc bồn chứa hóa chất,…

Đúc nhựa composite
Đúc mẫu vật bằng phương pháp lăn tay cơ bản

Sử dụng công nghệ súng phun để làm ra sản phẩm

Công nghệ súng phun thay thế tốt cho phương pháp lăn tay do sở hữu một số đặc tính khác biệt. Cách gia công này phù hợp với những khuôn lớn mà không thể dùng kỹ thuật lăn tay. Thời gian hoàn thiện sản phẩm nhanh hơn và có thể tự động hóa là những ưu điểm của phương pháp này.

Đúc nhựa composite bằng súng phun thường được ứng dụng để sửa chữa hoặc gia cố các bể kim loại cả mặt trong và mặt ngoài. Cấu trúc chống ăn mòn giúp bảo vệ hiệu quả cho máy móc, bồn tắm, xe tải,…

Đúc nhựa composite
Công nghệ súng phun gia công các khuôn lớn

Chế tạo vật liệu composite bằng công nghệ Pulltrusion

Công nghệ Pulltrusion dùng để sản xuất những sản phẩm composite theo quy trình quay sợi cố định. Các sợi sẽ được làm ướt, định hình và đóng rắn tuần tự tạo nên thành phẩm cuối cùng.

Sợi thủy tinh roving sẽ kết hợp với nhựa nhiệt rắn dạng lỏng như polyester hoặc epoxy trong quá trình gia công. Phương pháp này khá hiện đại nên nhận được sự quan tâm lớn.

Những sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này thường ở dạng ống hoặc thanh được dùng trong ngành kỹ thuật, điện và chống ăn mòn.

Đúc nhựa composite
Công nghệ Pulltrusion hiện đại trong gia công

Công nghệ đúc nén Composite – sử dụng áp lực và gia nhiệt

Công nghệ đúc nén composite dùng một máy chịu áp lực, có gia nhiệt và khuôn để tiến hành gia công. Sự chịu lực và áp suất nén của việc làm nóng khuôn tạo ra phản ứng đông cứng cho sản phẩm đóng rắn hoàn toàn. Tốc độ gia công tương đối cao giúp phương pháp này được ứng dụng rộng rãi.

Các ngành sản xuất quy mô lớn thường áp dụng công nghệ đúc nén để chế tạo các chi tiết dạng module hoặc sản phẩm nhẵn cả hai mặt. Những quốc gia phát triển trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật này cho đúc nhựa composite. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có đủ trang thiết bị để áp dụng phương pháp này.

Đúc nhựa composite
Công nghệ đúc nén composite cho các ngành sản xuất lớn

Quy trình quấn sợi tạo ra sản phẩm composite

Quy trình quấn sợi tạo ra sản phẩm composite bằng hệ thống tự động ứng dụng các sợi liên tục. Theo đó, các sợi composite được bố trí quay quanh trục hình trụ tạo thành hình dạng đúng mong muốn gia công. Các trục thép hoặc nhôm hỗ trợ việc tạo rỗng cho sản phẩm.

Tùy kích thước và hình dạng từng loại sản phẩm mà kích thước trục quay sẽ được lựa chọn phù hợp. Kỹ thuật này được dùng để tạo ra các sản phẩm rỗng bao gồm vỏ động cơ tên lửa, cột lọc composite hoặc ống dẫn.

Kỹ thuật quấn sợi hoạt động theo trình tự khi các sợi di chuyển liên tục qua bể nhựa và quấn vào trục quay. Hệ thống sẽ thiết lập hướng để các sợi quấn đi theo một cách chính xác đảm bảo hiệu quả cao nhất. Quy trình quấn sợi thường kết hợp với việc cắt nhỏ một cách tự động. Vì thế, bạn không cần tốn quá nhiều công sức khi sử dụng công nghệ này.

Đúc nhựa composite
Kỹ thuật quấn sợi tạo ra sản phẩm composite

Đúc nhựa composite và tạo khuôn bao gồm nhiều giai đoạn tạo thành một quy trình hoàn chỉnh. Mỗi bước gia công đều giữ vai trò quan trọng để tạo nên sản phẩm chất lượng, đúng với mong muốn người sản xuất. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn phương pháp gia công phù hợp nhằm tăng hiệu quả đúc nhựa.

Tân Trường Thịnh là địa chỉ chuyên cung cấp sản phẩm nhựa composite chất lượng với giá cả phải chăng. Liên hệ ngay với đơn vị qua website https://tantruongthinh.vn/ hoặc hotline 0907 811 577 – 0378 478 494 để được tư vấn.

Xem thêm: