Mỗi một kim loại, hợp kim hay hợp chất kim loại đều có mức nhiệt độ nóng chảy nhất định. Khi đạt đến mức nhiệt độ nóng chảy chúng sẽ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vậy nhiệt độ nóng chảy của inox là bao nhiêu? Trong nội dung bài viết dưới đây Tân Trường Thịnh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy được định nghĩa là khi một kim loại đạt đến mức nhiệt này sẽ bắt đầu biến đổi từ dạng thể rắn sang thể lỏng. Trong khoa học quá trình này được gọi là quá trình hóa lỏng của kim loại và nhiệt độ nóng chảy được gọi là nhiệt độ hóa lỏng. Quá trình này thường được sử dụng nhiều trong các ngành kim khí, các ngành đúc kim loại, luyện kim,…
Hiện tại trong cuộc sống có rất nhiều kim loại, hợp kim nhưng được sử dụng phổ biến phục vụ cho đời sống thường ngày nhiều nhất là sắt, thép, thép không gỉ (inox), đồng, nhôm, bạc, vàng,…
Trong số các kim loại này thì inox là hợp kim được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Nhiệt độ nóng chảy của inox cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu.
2. Tìm hiểu về nhiệt độ nóng chảy của inox
Inox hay còn gọi là thép không gỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu và ăn mòn như các loại thép khác. Nhiệt độ nóng chảy của inox dao động từ 1400 – 1450 độ C.
Nhiệt độ nóng chảy của inox luôn nằm ở mức nhất định và khi đạt đến ngưỡng nhiệt thì mới hóa từ thể rắn sang thể lỏng. Đó là đặc điểm khác biệt hoàn toàn giữa inox và các kim loại khác.
Tuy nhiên khi càng gần với mức nhiệt nóng chảy thì inox sẽ giảm đi các đặc tính ưu điểm vốn có. Độ bền của inox sẽ bị giảm đi gần ½ so với độ bền lúc ban đầu, cấu trúc màng oxit giúp chống gỉ sét cũng bị phá vỡ.
Do đó, ở mức nhiệt càng cao thì tính uốn cong của inox càng dễ nên chúng thường được ứng dụng trong gia công tạo hình cho các sản phẩm inox khác nhau.
3. Tìm hiểu tầm quan trọng nhiệt độ nóng chảy của inox
Inox là kim loại có độ bền cao, hạn chế quá trình ăn mòn của axit, có khả năng gia công tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay.
3.1. Sức chịu đựng nhiệt độ nóng chảy của inox
Inox là hợp kim của sắt và nhiều kim loại khác nhau có hàm lượng được phân chia thành austenitic, ferritic, martensitic tương ứng mác thép như 304, 316, 430, 210, 410, 420… Do đó mỗi loại inox sẽ có mức nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Cụ thể là:
- Nhiệt độ nóng chảy của inox 201 là 1400-1450°C tương đương 2552-2642°F
- Nhiệt độ nóng chảy của inox 304 là 1400-1450°C tương đương 2552-2642°F
- Mức nhiệt nóng chảy của inox 316 là 1375-1400°C tương đương 2507-2552°F
- Mức nhiệt nóng chảy của inox 430 là 1425-1510°C tương đương 2597-2750°F
- Nhiệt độ nóng chảy của inox 434 là 1426-1510°C tương đương 2600-2750°F
- Nhiệt độ nóng chảy của inox 420 là 1450-1510°C tương đương 2642-2750°F
- Nhiệt độ nóng chảy của inox 410 là 1480-1530°C tương đương 2696-2786°F
Như vậy tùy vào từng loại inox khác nhau chúng ta có các mức nhiệt nóng chảy dao động, không hoàn toàn cố định ở một mức cụ thể. Các inox khi nóng chảy sẽ dễ bị thay đổi hàm lượng thành phần kim loại đi kèm do đó mức nhiệt nóng chảy cùng một mác thép cũng thay đổi đáng kể.
3.2. Ảnh hưởng nhiệt độ nóng chảy của inox như thế nào?
Để tạo ra các sản phẩm inox chất lượng thông thường người ta sử dụng chúng ở mức nhiệt thấp hơn so với nhiệt độ nóng chảy. Vì hợp kim inox bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ nóng chảy, cụ thể là:
- Ở mức nhiệt cao inox bị giãn nở nhiều làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền
- Khi nhiệt độ tăng cao sức chịu đựng của inox sẽ bị giảm đi nhiều
- Inox sẽ dễ bị uốn cong hoặc phá vỡ kết cấu khi ở ngưỡng nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ nóng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến lớp oxit bảo vệ quanh về mặt inox
4. Ứng dụng nhiệt độ nóng chảy của inox như thế nào
– Khi xác định được nhiệt độ nóng chảy của hợp chất kim loại chúng ta sẽ kiểm tra được chất đó có phải nguyên chất hay không.
– Các tạp chất thường có xu hướng giảm mức nhiệt và mở rộng phạm vi nóng chảy. Do đó các mẫu tinh khiết cần có phạm nóng chảy cao hơn và nhỏ hơn mẫu không tinh khiết lúc đầu.
– Nhiệt độ nóng chảy của inox được ứng dụng nhiều trong ngành đúc kim loại. Dựa vào điểm nóng chảy các kỹ sư sẽ tính được để làm ra một vật liệu nóng chảy cần sử dụng bao nhiêu nhiên liệu đốt. Từ đó tối ưu hóa phương pháp tạo ra các sản phẩm inox hơn.
5. Tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại khác
Ngoài nhiệt độ nóng chảy của inox, bạn cũng cần biết thêm thông tin về nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại khác. Dưới đây là bảng thống kê mà Tân Trường Thịnh đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo:
Nhiệt độ nóng chảy |
||
Kim loại | ( o C) | ( o F) |
Admiralty Brass | 900 – 940 | 1650 – 1720 |
Nhôm | 660 | 1220 |
Đồng nhôm | 1027 – 1038 | 1881 – 1900 |
Antimon | 630 | 1170 |
Beryllium | 1285 | 2345 |
Đồng Beryllium | 865 – 955 | 1587 – 1750 |
Bismuth | 271,4 | 520,5 |
Đồng thau, đỏ | 1000 | 1832 |
Cadmium | 321 | 610 |
Chromium | 1860 | 3380 |
Đồng | 1084 | 1983 |
Đồng Niken | 1170 – 1240 | 2140 – 2260 |
Vàng | 1063 | 1945 |
Inconel | 1390 – 1425 | 2540 – 2600 |
Sắt, Rèn | 1482 – 1593 | 2700 – 2900 |
Gang xám | 1127 – 1204 | 2060 – 2200 |
Chì | 327,5 | 621 |
Magiê | 650 | 1200 |
Hợp kim magie | 349 – 649 | 660 – 1200 |
Đồng mangan | 865 – 890 | 1590 – 1630 |
thủy ngân | -38,86 | -37,95 |
Bạch kim | 1770 | 3220 |
Đồng thau đỏ | 990 – 1025 | 1810 – 1880 |
Đồng bạc | 879 | 1615 |
Bạc tinh khiết | 961 | 1761 |
Bạc Sterling | 893 | 1640 |
Titan | 1670 | 3040 |
Kẽm | 419,5 | 787 |
Như vậy bài viết trên đây Tân Trường Thịnh đã chia sẻ đến quý bạn đọc các thông tin về nhiệt độ nóng chảy của inox cũng như một số kim loại khác. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin giúp ích các bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm inox.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của các loại nhựa phổ biến hiện nay
Th1
Tính chất của nhựa và các loại nhựa phổ biến
Th1
Nhựa HDPE là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng HDPE
Th1
So sánh nhựa Picomat và Composite chi tiết ưu nhược điểm
Th1
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7