Nhựa thông là gì và phân loại? Nhựa thông dùng để làm gì trong đời sống? Nhựa thông có độc không? Đây là những câu hỏi được người đọc quan tâm nhất về nhựa thông. Vậy hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
I. Nhựa thông là gì?
Nhựa thông là chất được lấy từ cây thông thuộc loài thông nhựa, sau khi đem tinh chế sẽ thu được tinh dầu thông và phần còn lại được gọi là colophan sẽ được xà phòng hóa để sản xuất xà phòng hay làm chất đốt, làm keo trong công nghiệp.
II. Phân loại nhựa thông phổ biến hiện nay
Nhựa thông được biết đến 2 loại chính là thông nhựa (Pinus latteri) và thông Sumatra (Pinus merkusii). Trong đó thông Sumatra có đặc điểm là lá ngắn, mảnh, vảy mỏng hơn và có quả nón nhỏ. Ngoài ra, khối lượng của loại thông này chỉ bằng một nửa của hạt thông nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học cho rằng chúng đồng loài và được đặt tên là P. merkusii.
Ngoài ra, chúng còn được xem là họ hàng của các loài thông thuộc khu vực Địa Trung Hải như thông Thổ Nhĩ Kỳ và thông Aleppo với nhiều đặc trưng tương tự.
>> Nhựa ABS – Cấu tạo và ứng dụng trong đời sống. nhựa ABS có an toàn không?
III. Đặc điểm nhận biết của nhựa thông
Thông nhựa thường được trồng ở các khu vực gần biển bởi nó có thể chịu nóng và đất khô cằn. Đây là loài thân gỗ, thường cao từ 25 – 45 m, cách phân cách thấp, tán cây có hình trứng, vỏ cây ở trên có màu đỏ và phía dưới có màu xám nâu, thân cây thường bị nứt dọc ở sát gốc còn phần trên nhẵn và dễ bong.
Thân cây chứa nhiều nhựa, có mùi thơm hắc, đường kính có thể lên tới 1,5m.Ngoài ra, lá cây hình kim, có chiều dài từ 20 – 25cm và thường có độ dày trên 1mm, màu xanh đậm.
Nón thông có kích thước khoảng 4 -5 cm chiều cao và chiều rộng là 3 – 4cm khi khép, còn khi mở là 6 – 8cm, cuống nón dài 1,5cm. Bên cạnh đó, nón đơn của cây được tính từ gốc, nón cái chín trong khoảng 2 năm.
Một đặc điểm nữa của cây là có vảy hình thoi, hai gờ ngang dọc nổi rõ, rốn vảy lõm. Thông thường mỗi vảy có hai hạt, dài khoảng 7 – 8 mm, cánh dài 20 – 25 mm và được phát tán bởi gió.
>> Tìm hiểu: chất liệu TPU là gì? Có an toàn hay không?
IV. Ứng dụng của nhựa thông trong đời sống
1. Dầu thông
Dầu thông là một loại tinh dầu được chưng cất hơi từ các thành phần của cây như là kim, cành non, quả nón của một số loài thông như Pinus sylvestris, khác với các sản phẩm khác từ thông như turpentine hay rosin.
Về mặt hóa học, dầu thông có thành phần chủ yếu là rượu tecpen vòng, ete, este tecpen hay các hydrocacbon, hơn nữa các thành phần này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các loại nguyên liệu đầu vào.
Dầu thông được sử dụng nhiều trong khi chế biến dầu thơm, là chất tạo mùi trong các loại dầu tắm, các sản phẩm tẩy rửa hay dầu bôi trơn trong đồng hồ và các thiết bị đắt tiền.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các chất khử mùi, kháng khuẩn tự nhiên, dùng làm thuốc tẩy uế, dầu xoa bóp.
Bên cạnh đó, dầu thông còn là thành phần trong các thuốc khử trùng, thuốc diệt cỏ hữu cơ bằng cách làm biến đổi lớp cutin dạng sáp của thực vật làm cho cây bị mất nước và một số ứng dụng trong công nghiệp.
2. Thuốc tẩy uế
Dầu thông có thể được sử dụng để sản xuất các thuốc tẩy uế rẻ tiền và sẵn có, bao gồm các thuốc tẩy uế gốc phenol, có tính sát trùng nhẹ.
Chúng có tác dụng chống lại các vi khuẩn như nấm Candida albicans, Enterobacter aerogenes, Brevibacterium ammoniagenes và một số vi khuẩn đường ruột cùng các loại mầm bệnh trong gia đình.
Thêm vào đó, dầu thông có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây viêm dạ dày ruột, thương hàn, bệnh tả, bệnh dại và các bệnh như viêm màng não, các bệnh lỵ
Trên đây Tân Trường Thịnh đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nhựa thông cũng như một số công dụng của nó trong đời sống thực tế. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân mình.
Bài viết liên quan
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7
Nhựa polyester là gì? Phân loại, ưu nhược điểm & ứng dụng
Th6
Nhựa Composite là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng
Th6
Gelcoat là gì? Những lưu ý cần biết khi phủ gelcoat
Th6
Hướng dẫn pha chế nhựa composite lỏng đúng tỷ lệ chuẩn
Th6