Cách pha chế nhựa composite lỏng với tỷ lệ pha như thế nào?

5/5 - (5 bình chọn)

Với khả năng chịu lực cao và độ bền cao, vật liệu nhựa composite được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong rất nhiều sản phẩm. Đặc biệt, keo nhựa composite lỏng còn được ứng dụng trong lĩnh vực bọc phủ và chống thấm. Vậy, cách pha chế nhựa composite lỏng như thế nào an toàn nhất? Tỷ lệ pha nhựa composite ra sao? Cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu kỹ trong bài viết này.

cach pha che nhua composite

Nhựa composite lỏng (keo composite) là gì?

Nhựa composite lỏng là vật liệu composite có các tính năng như: lỏng, kháng ăn mòn hóa chất, khả năng chống thấm, chịu được tác động va đập, khả năng bền với mọi thời tiết… giúp bảo vệ sản phẩm, bề mặt công trình. Loại keo này có chất nền là nhựa composite kết hợp với chất gia cố – sợi thủy tinh. Đa số keo composite được sản xuất từ chất nền nhựa vinylester, nhựa polyester, nhựa epoxy và thường được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Đặc biệt, nhựa keo vinyl ester và polyester có kỹ thuật gia công đơn giản và không độc hại với giá thành rẻ hơn nhựa keo epoxy.

Ưu điểm nổi bật của nhựa composite lỏng – keo composite

Nhựa composite lỏng là vật liệu chống thấm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các vật liệu khác, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hay các sản phẩm được sản xuất để chịu được nhiều sự tác động khắc nghiệt của thời tiết:

  • Độ bền cao: keo composite có khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn, kháng hóa chất, khả năng chống thấm cao, giúp bảo vệ công trình lâu bền hơn, có thể lên đến 20 năm.
  • Dễ thi công cho nhiều công trình, nhiều dạng địa hình với kích thước, thiết kế và vật liệu khác nhau: Nhựa composite lỏng có thể dùng để bọc phủ kín, liên tục và hạn chế vết nứt bề mặt cũng như đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ cho công trình.
  • Phù hợp với mọi điều kiện môi trường, thời tiết: Keo composite phủ bề mặt dạng lỏng có khả năng chịu nhiệt cao giúp bề mặt sản phẩm không bị chảy nhựa, phồng rộp.
  • An toàn, không độc hại với người dùng và môi trường sống.

Một số sản phẩm phổ biến được làm từ vật liệu nhựa composite lỏng

  • Thùng rác nhựa composite, hệ thống ống dẫn thoát rác trong khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, khu công nghiệp…
  • Ứng dụng trong đồ chơi trẻ em, mô hình quảng cáo, bình chịu áp lực cao, tấm panel composite, mặt bàn ghế…
  • Làm vỏ bọc các loại bồn chứa hóa chất, vỏ tàu xuồng ghe thuyền nhựa composite, thiết bị hàng hải, vỏ động cơ tên lửa, máy bay… cũng như làm lốp xe máy, xe đạp, xe ô tô…
  • Dùng để làm hệ thống ống dẫn như ống dẫn xăng dầu, ống dẫn hóa chất, ống dẫn nước sinh hoạt, ống dẫn nước thải, hệ thống cấp thoát nước…
  • Dùng để làm ống dẫn nước qua vùng nước nhiễm phèn, ngập mặn, ống thủy nông.
  • Dùng để phủ kín cho sàn nhà máy hóa chất hay nền nhà, cho đáy hồ bơi và thành hồ bơi cũng như các đồ gia dụng, nội ngoại thất giả gỗ.

Hướng dẫn cách pha chế nhựa composite lỏng đúng chuẩn và an toàn với tỷ lệ pha ra sao?

cach pha che nhua composite

Trước khi làm nhựa composite lỏng an toàn và đúng cách, bạn cần biết thông tin thành phần, tỷ lệ pha nhựa composite cũng như một số lưu ý về các thao tác. Ví dụ như ta cần lưu ý cẩn thận trong quá trình pha chế vì keo nhựa polyester ở dạng lỏng có thể gây kích ứng da.

Bước chuẩn bị pha chế nhựa composite lỏng

Các thành phần tham gia gồm có:

  • Nhựa polyester (chất nền)
  • Các chất gia cố như lưới sợi thủy tinh, vải thủy tinh, sợi thủy tinh và sợi carbon.
  • Methyl Ethyl Ketone Peroxide (MEKP – chất xúc tác)
  • Chất tạo màu và chất phủ bóng bề mặt Gelcoat
  • Tùy vào chất nền nhựa khác nhau, tỷ lệ dùng chất đóng rắn sẽ khác nhau.
  • Các dụng cụ để làm nhựa composite lỏng như xô đựng, thùng chứa hỗn hợp, cốc chia, que trộn cũng như đồ bảo hộ (găng tay, khẩu trang và mắt kính).

Bước đo lường tỷ lệ pha nhựa composite lỏng chuẩn

Tiến hành thêm chất xúc tác đã được đo lường theo tỷ lệ pha nhựa composite theo yêu cầu và trộn đều hỗn hợp sau bước chuẩn bị làm nhựa composite.

Thông thường, pha chất đóng rắn với tỷ lệ 1:10 hay có thể loãng hơn để giảm thời gian đông cứng của nhựa. Cần ước tính thời gian và chọn tỉ lệ hợp lý để bạn có đủ thời gian thi công trước khi hỗn hợp này bị đông lại.

Vì thế, tỷ lệ pha nhựa composite lỏng tùy thuộc vào nhiệt độ, chất xúc tác được sử dụng cũng như thời gian làm việc của bạn.

Tỷ lệ làm cứng giữa nhựa và các chất xúc tác là khoảng 1 – 2% trên tổng khối lượng nhựa đã sử dụng. Nếu tỷ lệ này nhiều hoặc ít hơn khoảng này thì quá trình nhựa đóng rắn sẽ không thành công.

Thường đo lường chất xúc tác bằng đơn vị mililit. Ta nên dùng dụng cụ đo, cốc chia… để đo một cách chính xác và tốt nhất.

Bổ sung thêm chất độn sẽ tạo lực ma sát bên trong hỗn hợp khiến làm tăng sinh nhiệt giúp quá trình hỗn hợp nhựa đóng rắn nhanh hơn.

Bước trộn hỗn hợp nhựa composite lỏng an toàn

  • Trộn hỗn hợp trong xô đựng hoặc thùng trong khoảng 2 – 3 phút sau bước đo lường tỷ lệ pha nhựa composite
  • Tùy vào khối lượng hỗn hợp nhựa composite lỏng bên trong mà thời gian trộn khác nhau.

Lưu ý gì khi pha chế nhựa composite lỏng?

cach pha che nhua composite

Trộn hỗn hợp nhựa composite lỏng đều tay với tốc độ vừa phải, không cần quá nhanh. Điều này giúp không để không khí lọt vào trong hỗn hợp.

Chỉ trộn hỗn hợp vừa đủ, nên sử dụng trong khoảng 30 phút và pha thêm hỗn hợp khác để tiếp tục thi công. Bởi quá trình đông rắn lại của hỗn hợp nhựa diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong quá trình pha chế nhựa composite lỏng, nên trang bị găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng da.

Bài viết này của Tân Trường Thịnh đã chia sẻ chi tiết toàn bộ những thông tin cơ bản về cách pha chế nhựa composite, tỷ lệ pha nhựa composite ra sao cũng như lưu ý khi làm nhựa composite. Nếu bạn có nhu cầu mua các nguyên vật liệu nhựa composite chất lượng, hãy liên hệ với Tân Trường Thịnh qua hotline: 0904.375.624 – 0378.478.494 hoặc truy cập website tantruongthinh.vn để được tư vấn và báo giá hỗ trợ nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp cửa hàng tại Số 23 Phố Thanh Lân, Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.