Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất & Cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Ô nhiễm đất là một hiện trạng của ô nhiễm môi trường và đang có những diễn biến ngày càng tiêu cực. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái. Vậy ô nhiễm đất là gì? Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất ra sao? Hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

nguyen nhan gay o nhiem moi truong dat

I. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là việc môi trường đất bị lây nhiễm các chất độc hại, làm thay đổi thành phần trong đất so với trạng thái thông thường, gây bất lợi cho sự sống, ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh thái.

Đất được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc hại vượt quá mức quy định. Đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng sinh vật sống với mức độ khác nhau và không thể sử dụng cho nhiều mục đích duy trì sự sống.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất: đất nhiễm phèn, nhiễm dầu, nhiễm các chất công nghiệp độc hại, nhiễm mặn, nhiễm phóng xạ,…

Xem thêm:

II. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay

nguyen nhan gay o nhiem moi truong dat

Hiện nay, những bãi rác rộng lớn, bãi rác tự phát,… bốc mùi che kín mặt đất, cùng với các chất thải làm ô nhiễm môi trường đất đang tràn lan ở những bãi đất trống, khu du lịch,…. Tuy nhiên, rác thải ở Việt Nam chưa được xử lý hiệu quả. Hầu hết lượng rác thải ở nước ta hoàn toàn được chôn lấp, không có biện pháp xử lý lượng rác này triệt để. Vào mỗi mùa mưa lũ, các chất bẩn độc hại sẽ nhiễm sâu vào lòng đất theo mạch nước ngầm và lây lan sang các khu vực đất lân cận.

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt bị thải trực tiếp ra mặt đất mà không qua xử lý cùng chất thải công nghiệp bị đổ trộm ra môi trường bởi các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp,… cũng là một thực trạng đáng lo ngại.

III. Những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất

1. Nguyên nhân tự nhiên

1.1. Đất nhiễm phèn

Đất bị nhiễm phèn là do nước phèn (chủ yếu bị nhiễm các chất sắt) từ một nơi khác theo mạch nước ngầm dưới lòng đất di chuyển đến vùng đất, khiến độ pH môi trường giảm, gây ngộ độc cho cây, động vật sinh sống và phát triển ở trong môi trường đó.

1.2. Đất nhiễm mặn

Đất bị nhiễm mặn do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao hoặc từ các mỏ muối khiến nồng độ Na, Cl, K cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý cho giới thực vật phát triển.

2. Nguyên nhân nhân tạo

2.1. Tro than và xỉ than

Than thường được dùng để chạy nhà máy nhiệt điện, sản xuất nhựa dẻo, hóa chất, nylon, quá trình khai thác mỏ,… Chất thải công nghiệp này không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường đất. 

Trong quá trình vận chuyển, than lắng đọng lại và ngấm dần vào đất gây ra hiện tượng ô nhiễm đất. Khi đất bị nhiễm tro than hoặc xỉ than sẽ có màu xám và không đồng nhất, xuất hiện các hạt màu trắng trong đất.

>> Xem thêm: Chất thải nhựa có từ đâu? tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường?

2.2. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ

nguyen nhan gay o nhiem moi truong dat

Thuốc trừ sâu có độc tính cao để tiêu diệt sâu bệnh, tuy nhiên thành phần trong hoá chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh vật, môi trường. Thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng để tiêu diệt cỏ dại. 

Tuy nhiên, có một số loại thuốc diệt cỏ có lẫn tạp chất dioxin. Chất này rất độc hại và có thể gây tử vong khi ở nồng độ thấp, tác động trực tiếp tới nguồn nước mặt (hồ, ao, sông, suối,..) và gây nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước như cá, tôm, cua,…

2.3. Các ngành công nghiệp

Hiện nay, hoạt động công nghiệp đang thải ra bụi, nước thải, và rác thải ra môi trường, khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, các chất thải khác đến từ hoạt động sản xuất cơ khí như thép, sửa chữa ô tô, xe máy, gia công kim loại,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ trong khi công nghệ xử lý nước thải lại chưa được bảo đảm tiêu chuẩn. 

Các chất thải từ quá trình sản xuất giấy, bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất và vi sinh vật sống trong đất.

2.4. Rác thải của người dân

Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như đồ ăn, chai nhựa, túi nilon, nước thải sinh hoạt,… xả trực tiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác khiến môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và mạng lưới giao thông, các tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây ra ô nhiễm môi trường đất.

IV. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất đối với hệ sinh thái

1. Nguồn nước ngầm cạn kiệt

nguyen nhan gay o nhiem moi truong dat

Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến nhân loại. Hiện nay, nước ngầm là nguồn nước chủ yếu, phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho các hóa chất gây hại bên trong đất ngấm dần vào nguồn nước ngầm, gây hại đến sức khỏe của con người. 

2. Đất đai biến chất

Phần mặt đất bị thay đổi tính chất sẽ tạo điều kiện cho các loài nấm gây hại phát triển mỗi khi có mưa lớn. Ngoài ra, đất đai sẽ bị xói mòn/ngập mặn khi có mưa lớn diễn ra, khiến cho đất mất dần chất dinh dưỡng và trở nên khô cằn.

3. Hệ sinh thái bị ảnh hưởng 

Đất là một hệ sinh thái vô cùng phong phú, là nơi ở của các loài côn trùng, giun dế có ích cho cây trồng. Tuy nhiên, ô nhiễm đất sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa thực vật kém đi, giảm năng suất cây trồng. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người cũng như các sinh vật sống.

4. Gây hại tới ngành trồng trọt, chăn nuôi

Ô nhiễm đất khiến đất đai mất cân bằng dinh dưỡng, làm mùa màng thất thu, cây trồng chậm lớn, sản lượng nông nghiệp giảm sút. Đồng thời lượng thức ăn phục vụ chăn nuôi giảm đi, khiến sản lượng chăn nuôi đi xuống.

5. Gây hại cho sức khỏe con người

Ô nhiễm đất có thể dẫn tới các bệnh về hô hấp, da, dị tật nếu con người tiếp xúc trực tiếp quá lâu. Theo nghiên cứu khoa học, đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

V. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

nguyen nhan gay o nhiem moi truong dat

  • Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất, chú trọng vào công tác quản lý đất ô nhiễm, mở rộng các mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả
  • Đẩy mạnh công tác truyền thông đại chúng, giúp tất cả mọi người hiểu rõ ô nhiễm môi trường đất là gì, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài sản chung
  • Sử dụng các loại cây trồng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao để hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
  • Không lạm dụng phân bón hóa học khi sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây cối, hoa màu
  • Phục hồi hệ sinh thái rừng để đất giữ lại các chất dinh dưỡng, không bị rửa trôi
  • Xử lý môi trường đất ô nhiễm bằng cách sục khí tại điểm bị ô nhiễm, hay đào đất ô nhiễm đem đến một bãi thải cách xa với con người cũng như hệ sinh thái nhạy cảm.
  • Cung cấp nhiệt lượng để nhiệt độ dưới bề mặt đất đủ cao, giúp giải phóng các chất hóa học.
  • Trồng cây liễu để trích xuất kim loại nặng 
  • Phục hồi và tái chế vật liệu, hạn chế sử dụng túi nilon/hộp nhựa, sử dụng tài nguyên  tiết kiệm 

Bài viết trên đây của Tân Trường Thịnh đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về đất là gì cũng như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất. Hy vọng mọi người xung quanh chúng ta đều có ý thức tốt để giữ cho môi trường luôn xanh – sạch – đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *