Xu hướng sử dụng tấm lợp lấy sáng composite hiện nay trong các công trình nhà ở, nhà xưởng của mọi người tăng cao bởi những ưu điểm của sản phẩm này. Để bạn hiểu rõ hơn về tấm lấy sáng composite, hãy cùng Tân Trường Thịnh tìm hiểu về sản phẩm trong bài viết dưới đây nhé!
Tấm lấy sáng composite là gì? Vì sao tấm lấy sáng composite được ứng dụng nhiều?

Trong ngành xây dựng hiện nay, tấm lấy sáng composite hiện đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các dự án, công trình cần nguồn ánh sáng tự nhiên. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ khái niệm của vật liệu này để áp dụng đúng cách.
Tìm hiểu thông tin đặc điểm của tấm lấy sáng composite
Tấm lợp composite là một loại vật liệu được tạo ra từ sự kết hợp của nhiều thành phần với tính chất khác nhau như sợi thuỷ tinh, nhựa polyester hay nhựa epoxy. Thường thì nó sẽ được sản xuất từ nguyên liệu polyester kết hợp cùng sợi thuỷ tinh để có thể tạo ra độ trong suốt cho phép 80% ánh sáng tự nhiên chất lượng hiệu quả đi vào được bên trong công trình của bạn.
Đặc biệt, tấm lợp lấy sáng composite có khả năng chịu nhiệt tốt, đốt không cháy và khả năng chống ăn mòn axit phù hợp với các công trình xây dựng lâu năm cần đến tính bền bỉ.
Vì sản phẩm được cấu tạo bởi nhựa polyester kết hợp bằng các sợi amiăng mang đến sự dẻo dai, bền bỉ, giảm tối đa chi phí bảo hành và bảo trì cho công trình. Bề mặt của tấm lấy sáng composite luôn nhẵn bóng, sạch sẽ, không thấm nước và ít bị thẩm thấu.
Đặc biệt, sản phẩm này còn không dẫn điện, thi công dễ dàng và bảo đảm an toàn. Quý khách hàng hoàn toàn có thể đặt sản xuất tấm lợp lấy sáng composite theo yêu cầu quy cách riêng từng loại phù hợp với các công trình khác nhau.
Ứng dụng của tấm lấy sáng composite
Dưới đây là ứng dụng thực tế của tấm lợp lấy sáng composite:
- Dùng trong các nhà máy lợp để lấy nguồn sáng tự nhiên vào nhà kho, nhà máy,…
- Dùng trong các nhà máy gạch để phơi gạch, che mưa, làm ống khói
- Tấm lợp lấy sáng composite có đặc tính bền bỉ, trơ với các chất ăn mòn như axit, bazo trong quá trình oxy hoá nên sản phẩm này được dùng nhiều trong các nhà máy hoá chất như hầm bioga, bể lọc chống ăn mòn axit, thùng đựng hoá chất.
Vì sao nên lựa chọn tấm lấy sáng composite?

Tấm lấy sáng composite hiện nay đã trở thành một trong những sự lựa chọn phổ biến trong ngành xây dựng nhờ tính ứng dụng cao, dễ gia công, dễ uốn,… Sau đây là một số ưu điểm của tấm lấy sáng composite:
Tấm lợp lấy sáng composite giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên
Tấm lợp lấy sáng composite được thiết kế để chiếu sáng tự nhiên vào bên trong của các công trình mà không cần sử dụng đến bất kỳ một nguồn điện nào. Điều này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng tối đa và giảm chi phí vận hành cho hệ thống chiếu sáng của công trình, đồng thời mang đến môi trường sống và làm việc tự nhiên, thoải mái cho mọi người.
Tấm nhựa composite có độ bền cao và tính ổn định

Tấm lợp lấy sáng composite thường được làm từ vật liệu sợi thuỷ tinh và nhựa polyester nên nó có độ bền khá cao. Sản phẩm này sẽ chịu được áp lực từ môi trường bên ngoài như mưa, gió, nắng,… giúp bảo vệ công trình bên trong không hỏng và đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
Tấm lợp lấy sáng composite có tính thẩm mỹ cao
Tấm lợp lấy sáng composite có sẵn nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau để bạn lựa chọn. Điều này giúp tạo nên một diện mạo thẩm mỹ đẹp mắt cho công trình và phù hợp với lối phong cách, kiến trúc của bạn,
Khả năng cách âm và cách nhiệt cao của tấm nhựa composite
Sản phẩm này cung cấp khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài và giữ cho nhiệt độ bên trong công trình luôn ổn định. Điều này không chỉ mang đến một môi trường sống và làm việc thoải mái, lý tưởng mà còn giúp tiết kiệm tối đa chi phí năng lượng cho hệ thống điều hoà không khí.
Một số loại tấm lấy sáng composite hiện nay
Trong ngành xây dựng hiện nay, có 3 loại tấm lấy sáng composite như sau:
Tấm lợp lấy sáng composite sóng tròn: sản phẩm này có hình dạng tròn và được thiết kế với các dọc sóng chạy dọc theo bề mặt của tấm nhựa. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vạch sóng và chất liệu composite sẽ tạo nên hiệu ứng phản xạ ánh sáng tự nhiên giúp ánh sáng chíu đều vào công trình bên trong. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho các khu vực cần ánh sáng như nhà ở, nhà máy, nhà kho.

Tấm lợp lấy sáng composite sóng vuông: Tương tự như tấm lấy sáng sóng tròn, tấm lấy sáng sóng vuông cũng có các vạch sóng chạy dọc theo bề mặt nhưng nó sẽ có hình dạng vuông hơn. Mặt lợp vuông sẽ mang đến một diện mạo hiện đại, cực kỳ độc đáo cho công trình nhưng vẫn đảm bảo về hiệu suất chiếu sáng tốt. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như trung tâm thương mại, khách sạn, biệt thự,…

Tấm lợp lấy sáng composite phẳng: Sản phẩm này thường được thiết kế một cách đơn giản với bề mặt phẳng và chúng không có vạch sóng như 2 loại trên. Loại tấm phẳng nay thích hợp với các công trình cần ánh sáng và thiết kế tối giản như nhà ở, văn phòng, cửa hàng,…
Các loại tấm lấy sáng composite này mang đến sự lựa chọn linh hoạt cho các kiến trúc sư, chủ đầu tư để có thể tạo ra những môi trường sống và làm việc tối ưu nhất cùng ánh sáng tự nhiên. Dựa vào yêu cầu và phong cách thiết kế của từng dự án, bạn có thể lựa chọn loại tấm lợp lấy sáng composite phù hợp nhất.
Báo giá tham khảo thi công tấm lợp lấy sáng composite
Dưới đây là báo giá tham khảo theo thị trường hiện nay:
- Tấm lợp lấy sáng composite sóng tròn: Giá dao động từ 200.000 vnđ/m2 – 300.000 vnđ/m2.
- Tấm lợp lấy sáng composite sóng vuông: Giá dao động từ 250.000 vnđ/m2 – 350.000 vnđ/m2.
- Tấm lợp lấy sáng composite phẳng: Giá dao động từ 300.000 vnđ/m2 – 400.000 vnđ/m2.
* Lưu ý: Mức giá cụ thể của sản phẩm có thể thay đổi dựa trên yêu cầu cụ thể của dự án, khách hàng và loại vật liệu thi công.
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả những thông tin bạn cần biết về tấm lấy sáng composite chất lượng cao. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Trường Thịnh là một trong những địa chỉ cung cấp tấm nhựa lấy sáng composite và nguyên liệu nhựa composite với chất lượng cao và giá cả tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hãy liên hệ với Tân Trường Thịnh qua website https://tantruongthinh.vn/ nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm nhé!
Xem thêm:
Bài viết liên quan
Ứng dụng của các loại nhựa phổ biến hiện nay
Th1
Tính chất của nhựa và các loại nhựa phổ biến
Th1
Nhựa HDPE là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng HDPE
Th1
So sánh nhựa Picomat và Composite chi tiết ưu nhược điểm
Th1
Ứng dụng của vật liệu composite trong đời sống hiện nay
Th7
Cửa nhựa composite có tốt không? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Th7
Ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu composite
Th7
Cấu tạo chi tiết và công dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Th7